Khủng hoảng nguồn cung toàn cầu, Walmart và nhiều gã khổng lồ bán lẻ phải tự thuê tàu trở hàng
Theo Reuters, chiếc Flying Butedly từng lướt qua các đại dương mang theo những mặt hàng quan trọng như ngũ cốc đến khắp mọi nơi trên thế giới. Giờ đây, nó mang một kho báu khác như Batmobile Transformers và búp bê Baby Alive Lulu Achoo.
Con tàu chở hàng đã được đưa vào dịch vụ của gã khổng lồ bán lẻ Walmart. Công ty phải thuê tàu của chính mình trong nỗ lực vượt qua sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu có nguy cơ phá hủy mùa kinh doanh ăn nên làm ra sắp tới - đó là các kỳ nghỉ lễ cuối năm.
Walmart tự thuê tàu để vượt qua khủng hoảng
Ông Joe Metzger, Phó chủ tịch điều hành chuỗi cung ứng của Walmart, nói về việc công ty đã thuê một số tàu trong năm nay như sau: “Thuê tàu chỉ là một ví dụ về các khoản đầu tư mà chúng tôi đã thực hiện để vận chuyển hàng hóa nhanh nhất có thể”.
Mục đích của việc thuê tàu là để vượt qua tình trạng tắc nghẽn ở các cảng và đảm bảo. Hơn nữa, đại dịch COVID-19 cùng cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, tình trạng thiếu thiết bị và thời tiết khắc nghiệt đã liên tục cho thấy sự mong manh của các đường cung cấp trải dài trên toàn cầu.
Walmart đã từng sử dụng những cung đường vận chuyển này cho mọi thứ, từ thực phẩm đến thời trang, đồ uống hay tã bỉm.
Hơn 60 tàu container chở quần áo, đồ đạc và đồ điện tử trị giá hàng tỷ USD đang mắc kẹt bên ngoài các cảng Los Angeles và Long Beach chờ được dỡ hàng, theo Marine Exchange of Southern California.
Trước đại dịch, thật bất thường khi có hơn một con tàu nằm trong làn chờ tại khu phức hợp cảng số 1 của Mỹ, nơi xử lý hơn một nửa tổng lượng hàng nhập khẩu của nước này.
Các công ty bán lẻ lớn khác, chẳng hạn như Target, Home Depot, Costco và Dollar Tree cũng xác nhận họ đang thuê tàu để đối phó với đại dịch. Đây gần như là lựa chọn bắt buộc khi xảy ra sự suy giảm của các mạng lưới đường biển vốn xử lý 90% hoạt động thương mại của thế giới.
Chuyên gia Steve Ferreira từ công ty tư vấn vận tải biển Ocean Audit mô tả mối quan tâm ngày càng leo thang với vấn đề chuỗi cung ứng và vận tải hàng hóa, đặt ra một thuật ngữ là "Containergeddon".
Dòng chảy truyền thống của các nhà bán lẻ Mỹ từ châu Á đang đóng băng do sự bùng nổ trở lại của COVID-19 ở các quốc gia như Việt Nam và Indonesia, cộng với cuộc khủng hoảng thiếu điện ở Trung Quốc.
Nguồn cung không ổn định cùng với nhu cầu bùng nổ khi người tiêu dùng chi tiêu nhiều hơn cho hàng hóa thay vì đi du lịch, mùa lễ hội, dịp cuối năm đang đến gần khiến các công ty phân phối, bán lẻ phải tìm ra giải pháp.
Ông Burt Flickinger, Giám đốc điều hành tại công ty tư vấn bán lẻ Strategic Resource Group, cho biết ít nhất 20-25% hàng hóa bị mắc kẹt trên tàu khó có thể lên kệ kịp thời điểm Black Friday ngày 26/11 tới. Đó là thời điểm mà mọi năm, các nhà bán lẻ có thể kiếm được hơn 1/3 lợi nhuận cả năm.
Hoạt động kinh doanh bán lẻ bị ảnh hưởng
Mọi năm, Walmart sẽ chuyển những món đồ chơi đó từ Trung Quốc đến Los Angeles, đóng gói trong hàng trăm thùng hàng dài 40 foot (12 mét) xếp chồng lên nhau như những viên gạch đầy màu sắc, trên các tàu container khổng lồ phục vụ nhiều khách hàng trên khắp nước Mỹ. Tuy nhiên, năm 2021 thì mọi việc không còn diễn ra như tiền lệ.
Hàng hóa đến tại cảng Los Angeles tăng 30% so với mức kỷ lục của năm ngoái. Giám đốc điều hành cảng Gene Seroka cho biết, xe tải và tàu không thể tháo dỡ đủ nhanh, dẫn đến tình trạng quá tải. Ông Seroka nói: “Nó giống như đi 10 làn đường trên xa lộ và ép chúng thành 5 làn”.
Những con tàu được thuê cung cấp không gian chở hàng rộng hơn và có thể tránh các bến container góp phần giải quyết vấn đề này, nhất là khi có các mặt hàng áo len Giáng sinh chẳng hạn, không thể bán kịp nếu cập bến quá muộn.
Tàu Flying Butedly đi vào vùng biển Los Angeles vào ngày 21/8. Nó bị mắc kẹt trong một hàng dài các tàu đợi bên ngoài cảng trước khi vượt qua nhiều sự tắc nghẽn khác rồi mới được tiếp cận với bến tàu chở hàng rời hoạt động gần đó hôm 31/8. Rõ ràng, trong chuyến đi đó, Walmart đã tránh được sự chậm trễ và không bị thiệt hại nghiêm trọng.
Các công ty khác cũng đang “chơi trò chơi vận chuyển” bao gồm Home Depot nói rằng họ đã "làm việc một cách sáng tạo để có thêm sức chứa". Có thể nói, những gã khổng lồ bán lẻ phải làm mọi cách để không bị ảnh hưởng quá nhiều tới doanh thu.
Cơ hội sinh lời cho các nhà khai thác tàu chở hàng rời
Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng nguồn cung toàn cầu đang mang lại cơ hội sinh lợi cho các nhà khai thác tàu chở hàng rời. Họ đang thu về đáng kể khi giá vận chuyển container tăng đột biến lên mức kỷ lục khiến chi phí vận chuyển hàng hóa cao hơn 20.000 USD/ thùng trên các tàu hạng nặng nhất.
Những công ty vận tải container toàn cầu như AP Moller Maersk và Hapag Lloyd, đang kiếm bộn tiền từ giá cước tăng cao. Giám đốc điều hành Hapag Lloyd, Rolf Habben Jansen thừa nhận. Một số nguồn tin tiết lộ rằng các công ty vận chuyển khác cũng đang săn đón nhiều tàu container cũ ở mọi kích cỡ.
Các nhà vận chuyển hàng rời khô có một khoảng thời gian ngắn để chuẩn bị các boong cố định và chở các thùng hàng một cách an toàn. Họ thường vận chuyển hàng hóa trong các hầm hàng dưới boong.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/