|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Khủng hoảng khí hậu: Các thành phố ở châu Âu không kịp trở tay

21:42 | 02/07/2019
Chia sẻ
Nắng nóng khó chịu đang khiến châu Âu nhận ra sự chủ quan của mình trước những tình trạng khí hậu báo động.

Biến đổi khí hậu đang khiến các đợt nắng nóng ngày càng phổ biến và khắc nghiệt hơn, cuộc sống của hàng ngàn người đang gặp nguy hiểm.

Thời tiết nóng bức trở nên nguy hiểm ở những nơi không ai nghĩ tới. Tháng 8/2013, vào một trong những đợt nóng nghiêm trọng nhất từng thấy ở Anh trong vài năm gần đây, tỷ lệ tử vong trên cả nước tăng 16% vì nắng nóng. Nhưng ở London, số người chết tăng thêm 42% so với mức trung bình cùng giai đoạn này năm năm trước.

Khủng hoảng khí hậu: Các thành phố ở châu Âu không kịp trở tay - Ảnh 1.

Mức nhiệt khác nhau giữa trung tâm thành phố và vùng nông thôn. Đồ họa: CNN.

Nhiệt độ ở những thành phố tập trung dân cư có xu hướng cao hơn nhiều so với khu vực ngoại thành và nông thôn. Hiện tượng này, được gọi là “đảo nhiệt đô thị”, do sự kết hợp của tầng giữ nhiệt, luồng khí thấp, phát thải từ phương tiện giao thông và các hoạt động sinh nhiệt khác ở các thành phố.

Sự khác biệt này có xu hướng lớn hơn vào ban đêm, bởi các thành thị không hạ nhiệt bằng vùng nông thôn.

Người già và trẻ em là đối tượng dễ bị ảnh hưởng bởi cái nóng trong thành phố, nhưng thời tiết khắc nghiệt có ảnh hưởng đến tất cả mọi người.

Tại Viện Nghiên cứu Grantham về Biến đổi khí hậu và Môi trường, thuộc trường Đại học Kinh tế London, Giám đốc Chính sách và Truyền thông, Bob Ward nói: “Những người khỏe mạnh nói chung đều ổn trong thời tiết nóng miễn là họ có sự chuẩn bị, nhưng khi thời tiết lên đến 40 độ C (104 độ F), kể cả người khỏe cũng gặp nguy hiểm”.

Năng suất làm việc cũng giảm đáng kể khi nhiệt độ tăng. Nghiên cứu năm 2018 của khoa Sức khỏe cộng đồng – đại học Harvard tìm ra rằng thời gian tương tác của sinh viên ngồi trong phòng không điều hòa chậm hơn 13% so với các sinh viên trong phòng mát hơn.

Đây là vấn đề có chiều hướng xấu đi bởi ngày càng có nhiều người chuyển đến thành phố sinh sống. Theo Liên Hợp Quốc, 55% dân số thế giới đang sống ở các thành phố. Tính đến năm 2050, con số này có thể sẽ chạm mốc 68%.

Tuần này, châu Âu đang phải chịu những ảnh hưởng của khủng hoảng khí hậu. Pháp, Đức, Phần Lan và Cộng hòa Séc đều vượt mức nhiệt kỷ lục trong tuần này.

Các thành phố là nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Paris đã tiến hành kế hoạch chống nhiệt đặc biệt, được thiết kế giúp cư dân tránh nóng. Kế hoạch được đưa ra sau đợt nóng năm 2003 khiến 14.000 người thiệt mạng ở Pháp. Thành phố lập những phòng lạnh công cộng ở các tòa nhà, lắp đặt hệ thống phun sương trên các tuyến phố và mở cửa các công viên và bể bơi lâu hơn bình thường.

Khủng hoảng khí hậu: Các thành phố ở châu Âu không kịp trở tay - Ảnh 2.

Mái xanh giúp giảm nhiệt độ cho tòa nhà. Ảnh: Getty.

Mặc dù mức nhiệt hiện tại ở châu Âu chỉ 100 độ F (khoảng 39 độ C) có vẻ không quá cao đối với một số người, nhưng đây là mức vượt xa so với nhiệt độ trung bình theo mùa của khu vực.

Và vì cơ sở hạ tầng và các thành phố ở châu Âu được xây dựng kiên cố khi không ai lường trước được mối nguy hiểm của biến đổi khí hậu nên nắng nóng lại càng trở nên nghiêm trọng.

Ông Ward cho rằng: “Các thành phố đã quen với khí hậu ôn đới như London, sẽ gặp nhiều khó khăn khi đối mặt. Những khu vực thường có mùa đông lạnh có xu hướng lo lắng nhiều hơn với những vật liệu giữ nhiệt… nhưng đương nhiên một số phương pháp thiết kế để giữ nhiệt trong mùa đông có thể giảm khả năng thoát nhiệt trong mùa hè, điều khiến cho vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn.”

Theo Ủy ban quản lý môi trường của Quốc hội Anh: đây là vấn đề nghiêm trọng của Anh, nơi có 1 trong 5 tòa nhà bị sốc nhiệt vào hè này.

Kathryn Brown, người đứng đầu cơ quan Thích ứng ở Ủy ban Biến đổi Khí hậu tại Anh nói với ủy ban rằng nhiệt độ ở một số bệnh viện Anh có thể lên tới 30 độ C (86 độ F) khi mức nhiệt ngoài trời chỉ khoảng 22 độ C (70 độ F).

Các tòa nhà với kính màu tối sẽ giữ nhiệt bởi chúng hấp thụ ánh sáng thay vì phản chiếu. Theo phòng nghiên cứu quốc gia Lawrence Berkeley, mái nhà màu tối chỉ phản chiếu khoảng 20% ánh sáng, so với bề mặt màu sáng sẽ phản chiếu khoảng 80% ánh sáng.

Điều này cũng tương tự với đường đi. Dịch vụ đường phố Los Angeles đã thử nghiệm việc đổ sơn màu sáng lên đường nhựa vào năm ngoái. Họ nói lớp sơn phủ đã giảm từ 10 đến 30 độ F trên đường (tương đương khoảng 3 – 10 độ C).

Nhưng một số giải pháp có thể khiến tình hình tiến triển xấu đi. Điều hòa có thể giúp người dân tránh nóng bên trong nhưng lại làm tăng nhiệt độ bên ngoài bởi chúng thổi khí nóng ra ngoài đường.

Tồi tệ hơn, nó còn góp phần làm biến đổi khí hậu. Theo Viện Rocky Moutain, với khoảng 1,2 tỉ đơn vị điều hòa hoạt động trên thế giới (con số có thể gấp ba vào năm 2050), công nghệ làm mát có thể thải ra lượng khí thải nhà kính đủ để khiến nhiệt độ trái đất tăng lên 0,5 độ C vào cuối thế kỷ này.

Đó là lý do các nhà khoa học, kiến trúc sư và các nhà quy hoạch đô thị đang nỗ lực tìm các cách khác nhau để làm mát các tòa nhà và các tuyến phố.

Xây dựng thêm công viên, mái nhà xanh và vườn treo là các biện pháp tránh nóng. Theo Ủy ban quản lý môi trường, bề mặt nhiệt ở những không gian xanh có thể thấp hơn từ 15-20 độ C so với đường phố xung quanh, nhiệt độ không khí nhờ đó cũng giảm 2-8 độ.

Nước cũng là một giải pháp tốt – hệ thống phun sương, vòi phun nước hay hồ phản chiếu đều có thể giúp giảm nhiệt độ.

Cửa chớp đơn giản cũng có thể giảm hấp thụ nhiệt, khi được thiết kế bên ngoài cửa sổ và giúp tránh ánh sáng chiếu vào trong.

Công ty kiến trúc Ahr có trụ sở tại London đã bao phủ tòa nhà ở Abu Dhabi bằng cửa chớp hình hoa linh hoạt có thể thay đổi hình dạng tùy vào thời gian trong ngày.

Bởi tấm che này thay đổi theo sự di chuyển của mặt trời, chúng phản chiếu đến 50% ánh sáng. Ahr nói rằng các tấm che này giúp làm giảm nhu cầu sử dụng ánh sáng nhân tạo và có tác dụng điều hòa nhiệt độ.

CTV Kiều Ngân

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.