Không sử dụng ngân sách nhà nước hỗ trợ 12 dự án thua lỗ lớn
Không sử dụng ngân sách nhà nước hỗ trợ 12 dự án thua lỗ lớn (Ảnh minh hoạ) |
Đề cập đến việc xử lý các dự án thất thoát, thua lỗ lớn đang được dư luận quan tâm hiện nay, tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV sáng 22/5, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình cho biết, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh cổ phần hóa, thoái vốn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước(DNNN).
Tuy nhiên, trong những tháng đầu năm 2017, tình hình cơ cấu lại, cổ phần hóa, thoái vốn của DNNN triển khai còn chậm. Một số Bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty chưa quyết liệt thực hiện phương án theo kế hoạch đề ra. Việc xử lý các dự án thất thoát, thua lỗ lớn cũng làm chậm tiến độ cổ phần hóa và thoái vốn của các doanh nghiệp liên quan.
Đối với 12 dự án thất thoát, thua lỗ lớn, Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Ban Chỉ đạo do một Phó Thủ tướng làm Trưởng Ban, xác định, đánh giá, kiểm tra thực địa; đề ra nguyên tắc và xây dựng phương án xử lý đối với từng dự án cụ thể. Đến nay, một số dự án bước đầu đã có chuyển biến như các nhà máy sản xuất phân bón và nhà máy thép tại Lào Cai.
Phó Thủ tướng cho biết: “Thời gian tới, Chính phủ chỉ đạo khẩn trương triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa XII về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới, nâng cao hiệu quả DNNN. Tiếp tục hoàn thiện thể chế về cơ cấu lại, cổ phần hóa DNNN; nâng cao trách nhiệm, chất lượng tư vấn và kiểm toán, xác định, thẩm định giá trị vốn, tài sản tại doanh nghiệp, trong đó có giá trị quyền sử dụng đất, thương hiệu khi cổ phần hóa, thoái vốn; cơ chế thu hút nhà đầu tư chiến lược; bảo đảm công khai minh bạch, chống lợi ích nhóm, tiêu cực, tham nhũng”.
Đồng thời, đẩy mạnh cơ cấu lại, cổ phần hóa từng tập đoàn, tổng công ty, DNNN, thực hiện đăng ký giao dịch, niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán theo quy định, xác định rõ trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp. Tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm toán, thực hiện công khai, minh bạch, không để xảy ra thất thoát vốn, tài sản nhà nước. Chú trọng nâng cao năng lực và hiệu quả sản xuất kinh doanh, từng bước áp dụng các nguyên tắc quản trị doanh nghiệp theo thông lệ quốc tế. Kiện toàn bộ máy quản lý, nhất là đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thua lỗ, kém hiệu quả. Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền Đề án về thành lập cơ quan chuyên trách làm đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo tinh thần Hội nghị Trung ương 5, khóa XII.
“Đối với những dự án thất thoát, thua lỗ lớn, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, tập đoàn, tổng công ty liên quan thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Bộ Chính trị, Quốc hội và Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Tập trung giải quyết các tồn đọng, vướng mắc; có giải pháp phù hợp xử lý về tài chính theo nguyên tắc thị trường và chia sẻ rủi ro đối với từng dự án, không sử dụng nguồn hỗ trợ từ NSNN; tạo thuận lợi để chuyển nhượng cho các đối tác bên ngoài. Đối với các dự án phục hồi được, phải đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh, tăng cường quản trị doanh nghiệp và thực hiện các biện pháp tiết giảm chi phí để giảm lỗ và tiến tới có lãi. Có cơ chế chính sách phù hợp đối với từng trường hợp. Đồng thời, xác định và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân liên quan”, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình nêu rõ.
Thoái vốn khỏi các dự án thua lỗ: vướng nhất chỗ nào?
Chính phủ và Bộ Công Thương đã đưa ra hàng loạt phương án để xử lý 12 dự án thua lỗ ngàn tỉ với các ... |
Xử lý 12 dự án yếu kém: Sẽ thoái vốn ở một số dự án
Bộ Công Thương vừa đưa ra phương án xử lý đối với 12 dự án yếu kèm ngành công Thương, trong đó sẽ thoái vốn ... |
Xử lý Đạm Ninh Bình 'kẹt cứng' vì hợp đồng EPC với nhà thầu Trung Quốc
Được giao phải trình hồ sơ quyết toán trong quý I/2017, tuy nhiên cho đến nay, lãnh đạo Ban Quản lý dự án Đạm Ninh ... |