|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Khối ngoại mua ròng phiên thứ 15 liên tục, tâm điểm HPG, STB

16:30 | 09/12/2022
Chia sẻ
Giao dịch trên HOSE, khối ngoại ghi nhận giao dịch gom ròng với quy mô gần 447 tỷ đồng, tương đương khối lượng hơn 19 triệu đơn vị cổ phiếu.

Thị trường phiên giao dịch cuối tuần dừng chân trong sắc xanh nhẹ, nhìn chung giao dịch trong phiên không có nhiều điểm nhấn với xu hướng chính vẫn là giằng co.

Trái với diễn biến phân hóa trong phiên sáng, cổ phiếu lớn giao dịch khởi sắc hơn trong phiên chiều nay. Sắc xanh chiếm ưu thế trong rổ VN30 với số mã tăng gần gấp đôi mã giảm. Tuy nhiên, do ảnh hưởng bởi vốn hóa, Top10 mã đóng góp tích cực nhất cho VN-Index đóng góp chưa đầy 4 điểm, trong khi chiều ngược lại danh mục 10 lực cản mạnh lấy đi gần 5,5 điểm của chỉ số chính.

VN-Index đóng cửa ở mốc 1.051,81 điểm, tăng 1,28 điểm, tương ứng 0,12% với thanh khoản thấp hơn phiên giao dịch hôm trước. Chỉ số trong phiên nay đã thể hiện rõ ràng sự phân hóa khi độ rộng thị trường đang tương đối cân bằng, những ngành giảm điểm có thể kể đến là dầu khí, chứng khoán, phân bón. Ngược lại, điểm sáng đến từ nhóm đầu tư công, thép, dệt may và ngân hàng.

Giao dịch trên HOSE, khối ngoại ghi nhận giao dịch gom ròng với quy mô gần 447 tỷ đồng, tương đương khối lượng hơn 19 triệu đơn vị cổ phiếu.

 Nguồn: Linh Chi tổng hợp.

Về giá trị cụ thể, cổ phiếu HPG của Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát dẫn đầu bên mua với giá trị gom ròng hơn 114,6 tỷ đồng.

Theo sau là STB được mua ròng hơn 71,2 tỷ đồng và CTG (50,1 tỷ đồng). Nối tiếp, lực cầu còn được ghi nhận ở VHM (39,8 tỷ đồng), SSI (30,9 tỷ đồng), FRT (28,9 tỷ đồng), FUEVFVND (28,7 tỷ đồng).

Danh mục top10 mã được mua ròng nhiều nhất trong phiên còn có sự góp mặt của những mã dưới 25 tỷ đồng là KDH (23,3 tỷ đồng), DGC (22,7 tỷ đồng) và VIC (21,5 tỷ đồng).

Nguồn: Linh Chi tổng hợp. 

Tại chiều bán, cổ phiếu VCB của Ngân hàng Vietcombank bị xả ròng mạnh nhất với quy mô gần 42 tỷ đồng.

Theo sau đó là VNM bị bán ròng gần 39,5 tỷ đồng, BID hơn 21,1 tỷ đồng. Nối tiếp, lực bán được ghi nhận ở những mã dưới 20 tỷ đồng như VRE (13,9 tỷ đồng), MSN (13,5 tỷ đồng), NVL (11,5 tỷ đồng), SAB (10,1 tỷ đồng), HAH (3,3 tỷ đồng), GAS (3 tỷ đồng) và DIG (2,8 tỷ đồng).

Trên sàn HNX, khối ngoại nối tiếp xu hướng giao dịch mua ròng với giá trị gần 25,5 tỷ đồng, tương đương hơn 1,1 triệu đơn vị cổ phiếu.

Ở chiều mua, nhóm này chủ yếu rót ròng hơn 12,2 tỷ đồng mua gom cổ phiếu PVS của Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam. Kế tiếp là PVI (3,7 tỷ đồng), TNG (3,5 tỷ đồng), CEO (2,4 tỷ đồng), IDC (1,7 tỷ đồng) và các giao dịch tương tự dưới 1 tỷ đồng như SHS (603 triệu đồng), HUT (560 triệu đồng), THD (285 triệu đồng), …

Chiều ngược lại, khối ngoại xả ròng mức dưới 100 triệu đồng ở các cổ phiếu như L14 (41 triệu đồng), SCG (33 triệu đồng), TIG (24 triệu đồng), …

Tại thị trường UPCoM, khối ngoại mua ròng hơn 2,3 tỷ đồng, tương đương 12.522 đơn vị cổ phiếu.

Tại chiều mua, cổ phiếu VEA của Tổng Công ty Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam dẫn đầu với quy mô hơn 3,9 tỷ đồng. Theo sau, lực cầu ngoại tìm đến các mã dưới 1 tỷ đồng như MCH (835 triệu đồng), ACV (280 triệu đồng), CSI (132 triệu đồng), …

Tại chiều bán, nhóm nhà đầu tư ngoại xả ròng mạnh nhất gần 1,5 tỷ đồng ở cổ phiếu VTP của Tổng Công ty cổ phần Bưu chính Viettel. Kế tiếp là các giao dịch quy mô dưới 1 tỷ đồng ở các mã như QNS (641 triệu đồng), IFS (539 triệu đồng), SKV (190 triệu đồng), …

Linh Chi

Liệu hệ thống KRX có lỡ hẹn với mốc ngày 2/5?
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa đưa ý kiến về hệ thống công nghệ thông tin thuộc dự án đầu tư xây dựng Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (hay còn gọi là hệ thống KRX) trước thời điểm dự kiến chính thức vận hành 2/5 theo như kế hoạch đưa ra trước đó.