Khối ngoại giao dịch ra sao khi VN-Index giảm gần 16 điểm trong tháng 4?
Kết thúc tháng 4, VN-Index giảm 15,52 điểm, tương đương giảm gần 1,5% dừng chân ở mức 1.049,12 điểm. Thanh khoản trung bình mỗi phiên đạt 11.507 tỷ đồng, tăng 24,2% so với tháng trước, nhưng vẫn giảm 10% so với 5 tháng gần đây.
Thanh khoản chứng kiến mức tăng theo tháng lần đầu tiên trong năm 2023 do dòng tiền của nhà đầu tư bắt đầu có dấu hiệu quay trở lại thị trường trong bối cảnh mặt bằng lãi suất hạ nhiệt và một loạt các chính sách tháo gỡ khó khăn cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp và thị trường bất động sản được ban hành trong thời gian vừa qua.
Thống kê của VNDirect Research và FiinPro chỉ ra, trái ngược với mức giảm 3,4% trong tháng 3, ngành y tế ghi nhận mức tăng điểm mạnh nhất trong tháng 4 với mức tăng 6,8% kể từ đầu tháng nhờ hoạt động đấu thầu thuốc tích cực trở lại sau khi Nghị quyết 30 và Nghị định 07 được ban hành và hơn 10.000 giấy đăng ký thuốc được gia hạn.
Ngược lại, ngành nước & khí đốt giảm 7% trong tháng ghi nhận hiệu suất đầu tư đáng thất vọng nhất trong tháng 4 chủ yếu là do GAS đánh mất 8,6% kể từ đầu tháng có khả năng ghi nhận kết quả kinh doanh trong quý I/2023 kém khả quan do giá dầu giảm.
Giao dịch khối ngoại tháng qua trên sàn HOSE
Quan sát diễn biến dòng tiền ngoại, khối ngoại có tháng bán ròng hơn 2.850 tỷ đồng trên HOSE. Thống kê chi tiết theo từng mã chứng khoán, HPG được nhà đầu tư nước ngoài mua mạnh nhất với giá trị 518,7 tỷ đồng trong tháng 4.
Đứng ở vị trí thứ hai và thứ ba trong Top10 là cổ phiếu HDB của HDBank và mã VPB của VPBank với quy mô lần lượt là 234,5 tỷ và 113,4 tỷ đồng.
Ở nhóm vốn hóa lớn, cổ phiếu VRE của Vincom Retail cũng được mua ròng 97 tỷ đồng. Kế đó, dòng tiền ngoại còn tìm đến nhiều đại diện như PAN, TTF, EIB, PLX, FRT, NLG với giá trị dưới 100 tỷ đồng.
Ở phía đối diện, nước ngoài bán ròng mạnh nhất cổ phiếu STB của Sacombank với quy mô 782 tỷ đồng. Trong tháng trước đó, mã này cũng đứng đầu danh mục rút vốn của khối ngoại với quy mô gần 800 tỷ đồng.
Tại đại hội đồng cổ đông thường niên diễn ra sáng ngày 25/4 của Sacombank, Tổng Giám đốc Nguyễn Đức Thạch Diễm cho biết trong quý I/2023, ngân hàng đạt lợi nhuận hợp nhất 2.383 tỷ đồng, tăng 50% so với cùng kỳ và đạt 25% kế hoạch năm. Tăng trưởng tín dụng đến quý I đạt trên 2%.
Bà Diễm cho biết để đủ điều kiện chia cổ tức bằng cổ phiếu thì ngân hàng phải trích lập hết dư nợ trái phiếu VAMC và HĐQT đã giao cho ban điều hành Sacombank thực hiện nhiệm vụ này. Trong quý I/2023, ngân hàng đã trích lập 2.213 tỷ đồng và dự kiến hết năm nay sẽ trích khoảng 8.000 tỷ nữa (100% dư nợ trái phiếu VAMC).
Các đại diện còn lại trong danh mục bán ròng gọi tên nhiều mã vốn hóa lớn và trung bình như VNM (418,5 tỷ đồng), SSI (245 tỷ đồng), FUEVFVND (190,8 tỷ đồng), PVD (170 tỷ đồng), BMP (157,3 tỷ đồng), DGC (144,9 tỷ đồng), BID (126,1 tỷ đồng), KDH (124,6 tỷ đồng).
Giao dịch khối ngoại tháng qua trên sàn HNX
Giao dịch tương tự, NĐT nước ngoài cũng bán ròng hơn 19 tỷ đồng trên sàn HNX trong tháng 4.
Trong khi đó, khối ngoại duy trì mua ròng cổ phiếu CEO của Tập đoàn CEO với quy mô 45,2 tỷ đồng. Dòng tiền ngoại cũng tích cực tìm đến các mã IDC (32,3 tỷ đồng), TNG (18,4 tỷ đồng), PVI (6,2 tỷ đồng), PVS (5,3 tỷ đồng), …
Ở chiều ngược lại, giao dịch rút ròng chủ yếu tập trung ở cổ phiếu SHS với quy mô 75,3 tỷ đồng. Những cổ phiếu lần lượt bị rút vốn là MBS (34,3 tỷ đồng), PLC (8,7 tỷ đồng), NVB (8,7 tỷ đồng), HUT (2,4 tỷ đồng), …
Giao dịch khối ngoại tháng qua trên thị trường UPCoM
Tại thị trường UPCoM, khối ngoại chuyển hướng mua ròng gần 1.324 tỷ đồng, chủ yếu do thỏa thuận đột biến mã IDP của Sữa Quốc tế.
Cụ thể, cổ phiếu IDP được NĐT nước ngoài mua mạnh nhất với giá trị 1.361 tỷ đồng. Đây là giao dịch của quỹ Daytona Investments Pte. Ltd với việc mua 5,3 triệu cổ phiếu IDP, tương ứng 8,99% vốn điều lệ IDP.
Các giao dịch giải ngân theo sau là BSR (52,6 tỷ đồng), MPC (19,1 tỷ đồng), CST (7,8 tỷ đồng), MCH (6,7 tỷ đồng), …
Trong khi đó, cổ phiếu WSB của Bia Sài Gòn - Miền Tây là tâm điểm bán ròng với gần 41 tỷ đồng. Bên cạnh đó, VTP và VEA lần lượt bị rút ròng với giá trị 36,7 tỷ và 27,6 tỷ đồng. Những mã khác trên UPCoM bị bán ròng dưới 15 tỷ đồng gồm LTG, QNS, CLX, MML, ACV, NTC, …
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/