|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Khối ngoại đảo chiều mua ròng 225 tỷ đồng trên HOSE phiên hồi phục, tâm điểm VHM, CTG, VIC

16:27 | 05/10/2022
Chia sẻ
Trên sàn HOSE, khối ngoại đảo chiều khi mua ròng hơn 225 tỷ đồng, tương đương khối lượng gần 5,9 triệu đơn vị cổ phiếu.

Xu hướng tăng giá đồng thuận đẩy VN-Index đóng cửa tăng hơn 26 điểm. Toàn thị trường ghi nhận 750 mã tăng, 222 mã giảm và 147 mã tham chiếu. Khối lượng giao dịch khoảng 532,2 triệu đơn vị, tương đương 10.798 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch khớp lệnh trên HOSE giảm 23% còn 7.946 tỷ đồng.

Nhóm VN30 giao dịch khởi sắc là động lực tăng chính của thị trường. Kết phiên, cổ phiếu VN30 ghi nhận 27 mã tăng giá, 1 mã giảm giá và 2 mã đứng giá tham chiếu. Sự tăng giá của VHM, VIC, CTG, BID, GVR là nhân tố lớn nhất đến đà tăng của chỉ số.

Ngoài ngân hàng và bất động sản, loạt nhóm ngành giao dịch tích cực và trở thành nhân tố đóng góp cho đà tăng của thị trường như chứng khoán, hóa chất, xây dựng & vật liệu,....

Trên sàn HOSE, khối ngoại đảo chiều khi mua ròng hơn 225 tỷ đồng, tương đương khối lượng gần 5,9 triệu đơn vị cổ phiếu.

 Nguồn: Linh Chi tổng hợp.

Về giá trị cụ thể, cổ phiếu VHM của Công ty cổ phần Vinhomes dẫn đầu bên mua với giá trị gom ròng gần 75,3 tỷ đồng.

Theo sau là CTG được mua ròng hơn 52,8 tỷ đồng đứng ở vị trí thứ hai và VIC (52,2 tỷ đồng) đứng ở vị trí thứ 3. Nối tiếp, lực cầu còn được ghi nhận ở FUEVFVND (46,6 tỷ đồng), VJC (32,8 tỷ đồng), HDG (24,7 tỷ đồng), GMD (23,3 tỷ đồng).

Danh mục top10 mã được mua ròng nhiều nhất trong phiên còn có sự góp mặt của những mã như DPM (22,9 tỷ đồng), PNJ (22,2 tỷ đồng) và VND (21,2 tỷ đồng).

Nguồn: Linh Chi tổng hợp. 

Tại chiều bán, cổ phiếu HPG của Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát tiếp tục đứng đầu và tập trung phần lớn dòng tiền với giá trị xả ròng hơn 140,7 tỷ đồng.

Theo sau là STB bị bán ròng hơn 51,4 tỷ đồng đứng ở vị trí thứ hai. Nối tiếp, lực bán còn được ghi nhận ở DGC (34,2 tỷ đồng) và NVL (31,7 tỷ đồng).

Danh mục top10 mã bị xả ròng nhiều nhất trong phiên còn có sự góp mặt của những mã dưới 20 tỷ đồng như HAH (19,3 tỷ đồng), VCB (17 tỷ đồng), FUEKIV30 (9,9 tỷ đồng), FUESSVFL (9,4 tỷ đồng), GAS (7,7 tỷ đồng) và GEX (7,5 tỷ đồng).

Giao dịch trên HNX, khối ngoại ghi nhận xu hướng bán ròng gần 2,8 tỷ đồng, tương đương 198.479 đơn vị cổ phiếu.

Ở chiều mua, nhóm này chủ yếu rót ròng hơn 1,5 tỷ đồng mua gom cổ phiếu IDC của Tổng công ty IDICO và 1,2 tỷ đồng cho cổ phiếu L14 của Công ty cổ phần LICOGI 14. Theo sau là các giao dịch tương tự dưới 1 tỷ đồng như VCS (524 triệu đồng), MBS (351 triệu đồng), THD (195 triệu đồng), …

Chiều ngược lại, khối ngoại tập trung xả ròng ở cổ phiếu PVS của Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam với giá trị hơn 4,5 tỷ đồng. Theo sau là TIG (1 tỷ đồng) và các giao dịch trải dài ở mức dưới 1 tỷ đồng ở các cổ phiếu như PVI (647 triệu đồng), HUT (591 triệu đồng), TVD (263 triệu đồng), VNR (83 triệu đồng), …

Tại thị trường UPCoM, khối ngoại tiếp tục xả ròng phiên thứ 11 liên tiếp với quy mô 27,5 tỷ đồng, tương đương hơn 1,5 triệu đơn vị cổ phiếu.

Tại chiều mua, khối ngoại rót vốn chủ yếu vào 2 cổ phiếu là QNS của Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi với giá trị hơn 2,6 tỷ đồng và VEA của Tổng Công ty Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam với giá trị hơn 1,6 tỷ đồng. Nối tiếp, lực cầu ngoại tiếp tục tìm đến các cổ phiếu dưới 1 tỷ đồng như ACV (730 triệu đồng), CSI (275 triệu đồng), …

Tại chiều bán, nhóm nhà đầu tư ngoại rút ròng mạnh nhất khỏi cổ phiếu BSR của Công ty Cổ phần Lọc Hóa dầu Bình Sơn với giá trị hơn 28,9 tỷ đồng. Theo sau, lực bán được ghi nhận tại QTP (3 tỷ đồng). Cùng chiều là những mã quy mô dưới 1 tỷ đồng như SIP (420 triệu đồng), ICN (267 triệu đồng), TCW (138 triệu đồng), …

Linh Chi

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.