|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Khối ngoại chưa dừng bán ròng trên HOSE phiên 3/7 bất chấp thị trường điều chỉnh

16:23 | 03/07/2019
Chia sẻ
Thống kê giao dịch khối ngoại phiên 3/7, NĐT nước ngoài đảo chiều mua ròng trên HNX và UPCoM. Khối ngoại chủ yếu 'gom' PLX trong khi bán ròng chục tỉ HPG.

Chưa có dấu hiệu tích cực từ dòng tiền khiến thị trường giao dịch kém khởi sắc cho đến cuối phiên, sự phân hóa tiếp tục diễn ra trên diện rộng. Kết phiên, VN-Index giảm 1,59 điểm (0,17%) xuống 960,39 điểm; HNX-Index tăng 0,2% lên 103,67 điểm; UPCoM-Index tăng 0,51% lên 55,24 điểm.

Toàn thị trường ghi nhận 291 mã tăng giá, 311 mã giảm giá, và 178 mã đứng giá tham chiếu. Thanh khoản thị trường ở mức khá thấp với 166 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch 4.010 tỉ đồng.

Thống kê giao dịch trên HOSE, khối ngoại tiếp tục bán ròng phiên thứ hai. Giá trị bán ròng 10 tỉ đồng với khối lượng 2,3 triệu đơn vị.

br

Nguồn: Ánh Hường tổng hợp

Trong đó, dẫn đầu top cổ phiếu bị khối ngoại bán ròng là HPG với giá trị 61,7 tỉ đồng. Tương tự, cổ phiếu VHM và VCB bị bán ròng lần lượt 24 tỉ đồng và 18 tỉ đồng. Dòng tiền ngoại rút khỏi HDB (8,9 tỉ đồng), YEG (8,2 tỉ đồng), VRE (6 tỉ đồng). Ngoài ra, các mã VHC, CTD, TDH và SSI cũng lọt top án ròng.

mr

Nguồn: Ánh Hường tổng hợp

Ngược lại, ở chiều mua ròng, khối ngoại tập trung 'gom' PLX 62,9 tỉ đồng. Các mã ghi  nhận giá trị mua ròng chục tỉ còn có VNM (19,7 tỉ đồng), VJC (16 tỉ đồng) và GAS (11,3 tỉ đồng). Cùng với đó, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng KBC, MSN, PHR, PVD, SAB và DXG.

Trên sàn HNX, khối ngoại đảo chiều mua ròng 5,4 tỉ đồng với khối lượng 359.020 đơn vị. Giá trị mua ròng đứng đầu là PVS với 3,5 tỉ đồng, kế đến là SHB (1,3 tỉ đồng). Ngoài ra, khối này còn mua ròng TNG (387 triệu đồng), VCS (269 triệu đồng), DGC (262 triệu đồng). Trong khi đó, các mã bị nhà đầu tư nước ngoài bán ròng chủ yếu gồm INN (520 triệu đồng), NTP (319 triệu đồng), HCC (103 triệu đồng).

Giao dịch trên UPCoM, nhà đầu tư nước ngoài cũng mua ròng 5,7 tỉ đồng với khối lượng 96.386 cổ phiếu. Cụ thể, khối ngoại mua ròng nhiều nhất QNS (5,3 tỉ đồng) và VTP (3 tỉ đồng). Bên cạnh đó, các mã GEG, ABI, SKV đều ghi nhận giá trị mua ròng. Trái lại, chịu áp lực bán ròng mạnh từ khối ngoại có cổ phiếu VEA (1,7 tỉ đồng), BSR (1,4 tỉ đồng) và ACV (1,3 tỉ đồng). Mặt khác, các mã bị khối này bán ròng còn có OIL, MFS, BUD.

Ánh Hường

Top 10 địa phương IIP cao nhất 11 tháng: Phú Thọ bất ngờ dẫn đầu
Trong 11 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) so với cùng kỳ năm trước tăng ở 60 địa phương và giảm ở 43 địa phương trên cả nước cho thấy tín hiệu tích cực của ngành sản xuất. Trong đó các địa phương có IIP tăng cao chủ yếu nhờ hoạt động thuỷ điện hoặc chế biến, chế tạo tăng trưởng mạnh.