|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Khối ngoại bán ròng hơn 80 tỷ đồng trên HOSE sau 3 phiên mua ròng liên tiếp, tâm điểm NVL, HPG

17:00 | 24/06/2022
Chia sẻ
Tại sàn HOSE, dòng tiền ngoại có động thái chuyển hướng bán ròng hơn 80 tỷ đồng sau 3 phiên mua gom liên tiếp. Cụ thể, họ rút ròng hơn 82 tỷ đồng ở thị trường cổ phiếu và chứng chỉ quỹ, tương đương gần 2,9 triệu đơn vị.

Áp lực bán dâng cao sau 14h20 khiến VN-Index đánh mất động lực tăng và lùi dần về vùng giá đỏ. Mặc dù mức giảm không quá sâu nhưng chỉ số chính đóng cửa ở mức thấp nhất trong ngày. Độ rộng thị trường vẫn nghiêng nhẹ về bên mua với tỷ lệ cổ phiếu tăng/giảm là 239/223.

Đóng cửa, VN-Index giảm 3,4 điểm (0,29%) còn 1.185,48 điểm, HNX-Index giảm 1,25 điểm (0,45%) về 275,93 điểm, UPCoM-Index tăng 0,4 điểm (0,46%) đạt 87,1 điểm.

Về cơ bản, phiên giao dịch cuối tuần có cung cầu tương đối cân bằng khi không có phe nào thắng thế, thị trường giao dịch với thanh khoản duy trì ở mức thấp.

Tại sàn HOSE, dòng tiền ngoại có động thái chuyển hướng bán ròng hơn 80 tỷ đồng sau 3 phiên mua gom liên tiếp. Cụ thể, họ rút ròng hơn 82 tỷ đồng ở thị trường cổ phiếu và chứng chỉ quỹ, tương đương gần 2,9 triệu đơn vị.

 Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp. 

Thống kê top10 mã được gom ròng nhiều nhất trong phiên, cổ phiếu STB của Sacombank dẫn đầu khi thu hút 65 tỷ đồng vốn ngoại, bỏ xa những mã còn lại trong danh mục.

Theo sau, dòng tiền cũng lần lượt tìm đến các cổ phiếu vốn hóa trung bình như KBC (34,7 tỷ đồng), VCI (30,6 tỷ đồng), NLG (21,9 tỷ đồng), VGC (18 tỷ đồng), DPM (13,6 tỷ đồng), HCM (10,2 tỷ đồng), CTR (9,5 tỷ đồng) và HDG (9,5 tỷ đồng).

Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp.

Tại phía bán ròng mặc dù mua ròng loạt cổ phiếu BĐS như KBC, NLG, HDG, khối ngoại lại có động thái rút ròng mạnh nhất khỏi cổ phiếu NVL của Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland) với giá trị 40,2 tỷ đồng.

Nối tiếp, áp lực bán ra cũng lần lượt chứng kiến ở HPG và MWG với giá trị lần lượt là 39,5 tỷ đồng và 28,3 tỷ đồng.

Tương tự, nhiều cổ phiếu nhóm ngân hàng cũng nằm trong danh mục rút vốn của khối ngoại như HDB (25,6 tỷ đồng), VCB (23,6 tỷ đồng), OCB (12,6 tỷ đồng). Cùng chiều, dòng vốn ngoại cũng rút khỏi các mã VHM, SSI, DGC và GMD với giá trị 13 – 24 tỷ đồng.

Theo quan sát, trong Top10 cổ phiếu bị khối ngoại bán ròng mạnh nhất chỉ có SSI vầ DGC là 2 mã đóng cửa trên ngưỡng tham chiếu.

Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp.

Trong khi đó, khối ngoại đảo chiều mua ròng 5,48 tỷ đồng trên HNX, tương đương gom ròng với khối lượng hơn 1,38 triệu cổ phiếu.

Xét giao dịch cụ thể, NĐT nước ngoài chủ yếu giải ngân vào mã TNG của Đầu tư và Thương mại TNG với hơn 5,3 tỷ đồng, theo sau là KLF (4,1 tỷ đồng). Một số mã giao dịch cùng chiều như SD5 (171 tỷ đồng), VCS (150 tỷ đồng), TA9 (85 triệu đồng),…

Ở chiều bán, CEO chịu áp lực rút vốn mạnh nhất với gần 2,2 tỷ đồng, trước khi lần lượt bán nhẹ hơn IDC (1,5 tỷ đồng), PSD (445 triệu đồng), NVB (383 triệu đồng),…

Ở chiều mua, nhóm này bán ròng đồng thời hơn 1 tỷ đồng ở hai mã TA9 và PVS. Kế đó, danh mục bán ròng khối ngoại còn có PSW, LHC, DNM…

Thị trường UPCoM ghi nhận giao dịch tích cực khi nhà đầu tư ngoại quay đầu mua ròng 21,02 tỷ đồng ở thị trường cổ phiếu, hay mua ròng với khối lượng gần 299.100 đơn vị.

Tại bên mua, cổ phiếu BSR của Lọc Hóa dầu Bình Sơn thu hút lực cầu lớn nhất gần 12 tỷ đồng sau phiên chốt lời trước đó. Kế đó, lực cầu ngoại còn tìm đến VTP (5,4 tỷ đồng), ACV (2,2 tỷ đồng), QNS (1,4 tỷ đồng), …

Ngược lại, lực xả tập trung ở cổ phiếu VGT của Tập đoàn Dệt may Việt Nam. Đây là mã duy nhất bị khối ngoại bán ròng trên trăm tỷ đồng. Theo sau, nhà đầu tư ngoại lần lượt rút vốn ròng khỏi KHB (642 triệu đồng), SWC (278 triệu đồng), ABI (75 triệu đồng),…

Thảo Bùi

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.