Khoản nợ hơn 20.000 tỷ đồng của TNR Holdings
CTCP Đầu tư Phát triển Bất động sản TNR Holdings Việt Nam mới đây đã công bố tình hình tài chính năm 2022 với một số chỉ tiêu cơ bản. Trong đó, doanh nghiệp ghi nhận khoản lãi sau thuế gần 55 tỷ đồng (năm 2021 lãi gần 41 tỷ đồng).
Tính đến cuối năm 2022, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp gần 2.116 tỷ đồng. Hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu lên đến 9,46 lần, tương đương nợ phải trả hơn 20.000 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ trái phiếu hơn 9.000 tỷ đồng.
TNR Holdings là công ty thành viên của CTCP Đầu tư TNG Holdings, được thành lập vào ngày 6/6/2016 với số vốn 20 tỷ đồng. Cổ đông sáng lập bao gồm bà Phạm Thị Vân Hà (90%), bà Phạm Thị Ngọc Hiếu (5%) và bà Đỗ Thị Tươi (không rõ số vốn góp). Ba cổ đông này đều đã thoái hết vốn khỏi doanh nghiệp vào năm 2018. Người đại diện theo pháp luật của công ty hiện nay là ông Hà Đăng Sáng.
Theo giới thiệu trên website, TNR Holdings là chủ đầu tư hàng loạt các dự án với ba dòng chính: TNR Gold (TNR Goldmark City, TNR GoldSeason, TNR GoldSilk Complex, TNR The GoldView), TNR Stars (Amaluna, Star Center Cao Bằng, Star City Lục Yên, Star Thoại Sơn…) và TNR Tower (TNR Tower Nguyễn Chí Thanh, TNR Tower Láng Hạ, TNR Tower Hoàn Kiếm, TNR Tower Nguyễn Công Trứ).
Theo tìm hiểu, thời gian vừa qua, nhóm công ty liên quan đến TNG Holdings như CTCP Bất động sản Mỹ, CTCP Bất động sản Hano-Vid, CTCP May – Diêm Sài Gòn, Công ty TNHH Oleco-Nq, CTCP Đầu tư và Phát triển Hạ tầng Nam Quang,... liên tiếp đăng ký thực hiện và trúng thầu hàng loạt dự án tại nhiều địa phương trên cả nước