|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Khó hiểu thương vụ đầu tư của VietinbankSC

16:51 | 09/09/2016
Chia sẻ
Công ty CP Chứng khoán Ngân hàng Công Thương Việt Nam (VietinbankSC) vừa vay ngân hàng gần 300 tỷ đồng với mục đích đầu tư trái phiếu chính phủ (TPCP).

TPCP được coi là tài sản tài chính an toàn nhất hiện nay, do đó lãi suất TPCP luôn ở mức thấp, tương đương lãi suất huy động của ngân hàng. Mặc dù thông tin trên được VietinbankSC công bố công khai, nhưng đây là một giao dịch khá “bí ẩn” nếu xét trên khía cạnh hiệu quả đầu tư tài chính.

Đi ngược

Hiện chưa rõ TPCP mà VietinbankSC đầu tư là kỳ hạn nào, nhưng về mặt logic, trong điều kiện bình thường, nếu cùng kỳ hạn, lãi suất khoản vay ngân hàng cao hơn lãi suất TPCP. Vì lý do gì mà VietinbankSC lại đưa ra một quyết định thua thiệt đến vậy?

Trao đổi với Báo Đấu thầu, lãnh đạo VietinbankSC cho biết, việc vay tiền ngân hàng để mua TPCP là nhằm mục đích đa dạng hóa các khoản đầu tư của Công ty (?). Căn cứ báo cáo bán niên 2016 sau soát xét, tại thời điểm cuối quý II/2016, VietinbankSC đầu tư vào trái phiếu tổng cộng 404 tỷ đồng, tăng 100 tỷ đồng so với số dư đầu năm. Tuy nhiên, “soi” cấu trúc trái phiếu mà VietinbankSC đầu tư, thấy rằng chỉ 4 tỷ đồng được Công ty này đầu tư vào TPCP, 400 tỷ đồng còn lại được chia đều cho 2 loại trái phiếu doanh nghiệp của Công ty TNHH Kinh doanh Bất động sản Phú Gia và trái phiếu của Công ty CP Dịch vụ Cáp treo Bà Nà. Hai loại trái phiếu này được VietinbankSC mua trong nửa đầu năm nay.

Như vậy, việc đầu tư TPCP có thể giúp VietinbankSC đa dạng hóa các loại trái phiếu mà Công ty nắm giữ. Tuy nhiên, một lần nữa câu hỏi lại được đặt ra, tại sao VietinbankSC lại vay tiền để đầu tư TPCP, trong khi từ trước đến nay, số dư nợ vay của Công ty là tương đối thấp?

Cụ thể, cuối năm 2015, VietinbankSC không hề có khoản nợ vay nào. Cuối quý II năm nay, số dư nợ vay của VietinbankSC ở con số 80 tỷ đồng, trong đó 50 tỷ đồng vay ngắn hạn (lãi suất 7%/năm), 30 tỷ đồng trái phiếu phát hành dài hạn (lãi suất 7,25 - 7,5%/năm).

300 tỷ thế chấp bằng tài sản gì?

Theo báo cáo tài chính bán niên, các khoản vay ngắn hạn của VietinbankSC lại được bảo đảm bằng chính các trái phiếu mà công ty này nắm giữ. Như vậy, không ngoại trừ trường hợp TPCP được VietinbankSC mua vào đợt này, lại sẽ tiếp tục được dùng làm tài sản bảo đảm cho khoản vay của Công ty.

Đáng chú ý, ngân hàng cấp tín dụng cho VietinbankSC thực hiện thương vụ “kỳ lạ” này không hề xa lạ mà chính là Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PGBank). PGBank là ngân hàng đã có thỏa thuận sáp nhập vào Vietinbank (ngân hàng mẹ của VietinbankSC). Thông thường, khi một ngân hàng cho doanh nghiệp vay hàng trăm tỷ đồng, việc thẩm định thận trọng kế hoạch sử dụng vốn, khả năng sinh lời, thu hồi vốn… được đặt lên hàng đầu. Chưa rõ tài sản thế chấp của VietinbankSC cho khoản vay 300 tỷ đồng là gì?

Không dễ dàng để một ngân hàng cho doanh nghiệp vay vốn đầu tư vào một sản phẩm tài chính có tỷ lệ sinh lời còn thấp hơn cả lãi suất cho vay. Tuy nhiên, với “người nhà”, đó lại là chuyện khác.

Theo Đan Nguyên

Đấu thầu


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.