|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Kantar: Thương mại điện tử đã 'len lỏi' vào thói quen mua sắm của người tiêu dùng Việt

18:32 | 12/08/2019
Chia sẻ
Theo báo cáo mới nhất của công ty tư vấn và nghiên cứu thị trường Kantar Worldpanel về người tiêu dùng Việt Nam trong Tết Nguyên đán 2019, chi tiêu tiếp tục tăng trưởng mạnh và các kênh bán lẻ hiện đại dần tìm được chỗ đứng khi chiếm 23% thị phần trong dịp này.
nghi_tet_rjfy

Ảnh: VOV.vn

Người tiêu dùng Việt Nam tiếp tục mạnh tay mua sắm trong Tết Nguyên đán 2019

Báo cáo mới đây của Kantar Worldpanel cho thấy, trong dịp Tết Nguyên đán 2019 vừa qua, chi tiêu tiếp tục đà tăng trưởng mạnh ở Việt Nam, ghi nhận ở mức 5% và 11% lần lượt cho khu vực thành thị (gồm 4 thành phố lớn) và nông thôn.

Trong khoảng thời gian này, chi tiêu mua sắm của người tiêu dùng Việt Nam vào lĩnh vực FMCG chiếm 14% giá trị hàng hóa của cả năm. Trong đó, mức chi tiêu cho danh mục thực phẩm và đồ uống thậm chí còn cao hơn.

Mặc dù người tiêu dùng phân bổ trung bình khoảng 200 USD/tháng cho các sản phẩm FMCG, ngân sách có thể tăng gấp đôi trong dịp Tết và thậm chí gấp ba ở một số danh mục như bánh qui và nước ngọt.

Nước ngọt có ga, trà thanh nhiệt, tương ớt, bánh kẹo vẫn là hàng "hot"

Các sản phẩm tiện sử dụng là ưu tiên hàng đầu của người tiêu dùng Việt Nam trong những ngày Tết.

Trong khi ở 4 thành phố lớn, khách hàng thường lựa chọn các loại đồ uống như nước ngọt có ga, nước suối đóng chai và trà thanh nhiệt, người tiêu dùng ở nông thôn Việt Nam dường như rất yêu thích tương ớt, các loại hạt và bánh kẹo.

Screenshot (495)

Nguồn: Kantar

Ngoài ra, Tết Nguyên đán còn là thời điểm để mọi người bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình và bạn bè, do đó, tặng quà đã trở thành một trong những phong tục đẹp đẽ và không thể thiếu.

Trong tổng giá trị hàng hóa bán ra vào Tết Nguyên đán 2019, một phần đáng kể đến từ hoạt động tặng, biếu quà. Cụ thể, chi tiêu cho quà tặng, biếu đã chiếm một phần ba tổng giá trị mặt hàng FMCG.

Screenshot (496)

Các loại quà tặng phổ biến trong Tết Nguyên đán 2019 tại Việt Nam. (Nguồn: Kantar)

Thương mại hiện đại: Đòn bẩy tăng trưởng mới

Các kênh bán hàng hiện đại như siêu thị và đại siêu thị (hypermarket) là địa điểm mua sắm quan trọng đối với người tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán.

Các kênh này mang đến cho khách hàng nhiều lựa chọn cũng như chương trình khuyến mãi theo mùa lễ hội, từ đó kích thích chi tiêu của người tiêu dùng.

Thương mại hiện đại vẫn còn đang ở giai đoạn khởi phát ở Việt Nam, chiếm 23% thị phần trong dịp Tết.

Screenshot (497)

Nguồn: Kantar

Bên cạnh các cửa hàng thông thường, thương mại điện tử cũng nổi lên là kênh bán hàng phát triển nhanh chóng nhất trong giai đoạn Tết Nguyên đán.

Cải thiện về tính thuận tiện, giá cả cạnh tranh và chương trình khuyến mãi phong phú đã nâng tầm của ngành thương mại điện tử tại Việt Nam.

Điều này chỉ ra một cơ hội lớn cho các thương hiệu Việt khi phát triển chiến lược "omnichannel" (tiếp cận khách hàng qua nhiều kênh) nhằm nâng cao trải nghiệm của người mua hàng và thúc đẩy tăng trưởng hơn nữa.

Xu hướng nghỉ lễ Tết mới của người tiêu dùng Việt Nam

Với việc thu nhập khả dụng tăng, người tiêu dùng đang đặt ít áp lực lên quá trình chuẩn bị cho dịp Tết Nguyên đán hơn. Thay vào đó, họ chọn cách "nuông chiều" bản thân và gia đình hơn.

Trong những ngày này, mọi người thường ra ngoài ăn uống, gặp gỡ bạn bè hoặc đơn giản là thư giãn cùng gia đình.

Tết Nguyên đán còn là một kì nghỉ lễ dài đối với người dân Việt Nam, do đó họ có thể đi du lịch như một hình thức xả hơi sau một năm làm việc chăm chỉ.

Trong Tết Nguyên đán 2019, số lượng tour được đặt tăng trung bình 20% so với tháng thông thường. Nếu giải quyết được nhu cầu và kì vọng ngày càng tăng của khách hàng, đây sẽ là cơ hội tăng trưởng cho các nhà sản xuất, nhà bán lẻ và nhà cung cấp dịch vụ.

Khả Nhân

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.