|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

JLL: 'BĐS công nghiệp Việt Nam không hoàn toàn hưởng lợi từ chiến tranh thương mại Mĩ – Trung'

09:52 | 19/07/2019
Chia sẻ
Theo lãnh đạo JLL, ảnh hưởng từ thương chiến Mĩ - Trung, nhiều doanh nghiệp đổ vào thuê BĐS công nghiệp Việt Nam sẽ khiến giá thuê nhà xưởng và chi phí nhân công tăng, đẩy chi phí đầu tư tại Việt Nam lên. Khi đó, BĐS công nghiệp Việt sẽ mất dần ưu thế về chi phí đầu tư rẻ.

Tại buổi báo cáo thị trường bất động sản (BĐS) quí II tại TP HCM của JLL, ông Stephen Wyatt, Tổng Giám đốc JLL, đưa ra nhiều nhận định liên quan đến ảnh hưởng của cuộc chiến tranh thương mại Mĩ – Trung đến thị trường BĐS công nghiệp Việt Nam.

hang-ngan-phong-tro-cong-nhan-gia-re-tai-binh-duong-huong-loi-anh-1-15560301980691780245771-crop-15560302132472144352328

Do tác động của chiến tranh thương mại Mĩ - Trung, nhiều doanh nghiệp đổ vào thuê BĐS công nghiệp Việt Nam sẽ khiến giá thuê nhà xưởng và chi phí nhân công tăng. (Ảnh: VnEconomy)

Theo ông, từ trước khi xảy ra Chiến tranh thương mại Mĩ - Trung, Việt Nam đã thu hút mạnh nguồn đầu tư nước ngoài. Trước khi đầu tư, các doanh nghiệp sẽ thường cân nhắc trong một khoảng thời gian nhất định. Cuộc chiến thương mại nổ ra chỉ thúc đẩy quyết định của họ diễn ra nhanh hơn mà thôi.

Do ảnh hưởng bởi cuộc chiến, không chỉ các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến việc đầu tư vào Việt Nam, chính các công ty của Trung Quốc cũng đang tìm kiếm cơ hội để đầu tư vào Việt Nam (chuyển một phần hoặc chuyển hẳn qua Việt Nam).

Chiến tranh thương mại có những tác động tích cực, nhưng cũng có những ảnh hưởng tiêu cực đến Việt Nam. Đơn cử như việc Mĩ đã đánh thuế thép Việt Nam – vật liệu rất quan trọng trong xây dựng.

Ông Wyatt cho rằng: "Việt Nam được hưởng lợi rõ ràng khi nguồn vốn đầu tư đổ vào Việt Nam nhanh hơn. Trước nay, Việt Nam luôn là một trong những lựa chọn hàng đầu khi các công ty nước ngoài xem xét khu vực Đông Nam. Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại, Việt Nam tiếp tục được ưu tiên lựa chọn để đầu tư".

Tuy nhiên, nếu cuộc chiến này kéo dài thì việc các doanh nghiệp ngoại đầu tư vào Việt Nam quá nhiều sẽ khiến giá thuê đất (BĐS công nghiệp) một số nơi tăng lên. Không những thế, để cạnh tranh, các doanh nghiệp cũng buộc phải tăng giá lao động để thu hút nhân công.

Việt Nam vốn được chọn bởi ưu thế về giá thuê đất và giá nhân công rẻ, nhưng khi đó chi phí đầu tư vào Việt Nam sẽ không còn rẻ nữa.

"Một số nhà sản xuất cần lượng nhân công nhiều, chi phí rẻ (như ngành may mặc, sản xuất quần áo…), khi thấy giá nhân công đắt lên họ sẽ lại bắt đầu tìm kiếm những thị trường rẻ hơn (ví dụ như Campuchia) để chuyển cơ sở sản xuất của mình", lãnh đạo JLL dự báo.

Nhưng trong diễn biến ấy lại có thể ghi nhận một điểm sáng tích cực: khi chi phí đầu tư cao lên có thể khiến các nhà sản xuất bắt đầu thay đổi lựa chọn phát triển dự án hàng hóa có giá trị hơn. 

Cụ thể, trước đây có thể các doanh nghiệp tập trung sản xuất những sản phẩm giá trị thấp, nay sẽ chuyển mình theo hướng chỉ sản xuất sản phẩm giá trị cao, vị này phân tích.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

N. Lê

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.