Indonesia cam kết thu thập dữ liệu gạo chính xác để giải quyết tình trạng báo cáo sai qui mô lớn
Trước đó, các quan chức nông nghiệp đã thừa nhận thường xuyên đưa dữ liệu về thu hoạch lúa để thể hiện một bức tranh "màu hồng" cho chính phủ hoặc để giành trợ cấp. Điều này thường dẫn đến hoạt động nhập khẩu vào phút cuối khi tình trạng thiếu hụt trở nên rõ ràng.
Việc cung cấp lương thực chủ yếu là một vấn đề nhạy cảm chính trị và giá cả tăng cao trong quá khứ đã gây ra tình trạng bất ổn dân sự, trong khi nhập khẩu gạo có xu hướng bị người nông dân chỉ trích và phe đối lập có mục tiêu tự cung tự cấp.
Theo phương pháp mới, BPS, trong tuần tính đến ngày 26/10, ước tính sản lượng lúa năm 2018 ở mức 56,5 triệu tấn, thấp hơn nhiều so với ước tính 83 triệu tấn của Bộ Nông nghiệp Indonesia trong tháng 9.
BPS đã ngừng xuất bản dữ liệu gạo trong năm 2016 và đã nổ lực để cải thiện độ tin cậy. Người đứng đầu cơ quan thừa nhận, trong những thập kỷ gần đây nhiều người đã cảm thấy dữ liệu của họ là không chính xác.
"Hiện chúng ta có thể có những dự đoán tương lai chính xác hơn, vì vậy việc lập kế hoạch chính sách có thể tập trung hơn và đúng mục tiêu", người đứng đầu BPS Suhariyanto cho biết.
Indonesia cam kết thu thập dữ liệu gạo chính xác để giải quyết tình trạng báo cáo sai qui mô lớn. Ảnh: Jakarta Globe |
BPB ước tính sản lượng gạo chế biến trong năm nay của Indonesia đạt 32,4 triệu tấn, so với ước tính bộ nông nghiệp quốc gia này đưa ra trước đó là 48,3 triệu tấn.
Ông Suhariyanto nhận định, dự báo chính xác hơn nghĩa là các quan chức chính phủ sẽ không phải lãng phí sức lực để tranh luận về dữ liệu gạo. Trong tháng 5, Indonesia đã đặt thêm 500.000 tấn gạo nhập khẩu sau khi cơ quan mua sắm thực phẩm quốc gia Bulog báo cáo lượng gạo tồn kho đang giảm. Bulog đã nhập khẩu 1,8 triệu tấn gạo trong năm nay từ các quốc gia như Việt Nam, Thái Lan và Ấn Độ.
Mặc dù sản lượng thấp hơn dự kiến, chính phủ vẫn chưa quyết định liệu Indonesia có ban hành hạn ngạch nhập khẩu bổ sung hay không, theo Bộ trưởng Kinh tế Indonesia Darmin Nasution.
Ông Nasution cho biết, dự báo thặng dư trong năm nay là 2,85 triệu tấn gạo, dựa trên nhu cầu ước tính bình quân đầu người năm ngoái và dân số hiện tại. Con số này thấp hơn nhiều so với trước đây khi lên tới 20 triệu tấn.
Phương pháp mới nhất sẽ sử dụng hình ảnh vệ tinh và xác minh mặt đất để đo lường các khu vực đang canh tác. Theo ông Suhariyanto, nhân viên sẽ thực hiện việc giám sát trên mặt đất mỗi tháng, và nói thêm, điều này sẽ làm tăng tính minh bạch.
Các nhân viên sẽ đến thăm hơn 200.000 địa điểm trên khắp Indonesia và nhập dữ liệu vào một ứng dụng dựa trên Android để đánh giá giai đoạn tăng trưởng của gạo.
Tính toán mới nhất của BPS cho thấy, diện tích trồng lúa của Indonesia đã giảm xuống còn 7,1 triệu ha trong năm nay, so với mức 7,8 triệu ha trong một cuộc khảo sát năm 2013.
Các phương pháp tương tự sẽ được áp dụng để đánh giá sản lượng ngô của Indonesia trong năm tới, theo ông Suhariyanto. Ông Syukur Iwantoro, Tổng thư ký Bộ Nông nghiệp Indonesia, đã không nói tại sao có sự khác biệt trong dữ liệu của bộ nông nghiệp nhưng hoan nghênh sự cải thiện trong dữ liệu.
"Điều này đã được đề xuất từ chính quyền trước đó, nhưng chỉ có chính phủ hiện thời dám thay đổi phương pháp luận", ông nói với các phóng viên.
Xem thêm |