|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

IMF: 4 biểu đồ lí giải triển vọng kinh tế của Việt Nam

15:15 | 25/07/2019
Chia sẻ
Mặc dù căng thẳng thương mại và biến động tại các nền kinh tế mới nổi trong năm 2018 gia tăng, kinh tế Việt Nam lại chứng kiến tăng trưởng trên diện rộng và lạm phát thấp.
1

Ảnh: Istock

4 biểu đồ do Quĩ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tổng hợp sẽ thể hiện rõ nét hơn triển vọng kinh tế của Việt Nam.

Chi tiêu và nợ chính phủ nằm trong tầm kiểm soát và các qui tắc vốn ngân hàng đã được tăng cường.

Các rủi ro kinh tế hiện tại ở Việt Nam liên quan đến địa chính trị, bất ổn về chính sách thương mại và công cuộc thực hiện cải cách trong nước. Nhìn về lâu dài, Việt Nam sẽ phải đối mặt với vấn đề dân số già, biến đổi khí hậu và số hóa.

Chính sách kinh tế thị trường và hướng ngoại mang tính bao quát đã giúp Việt Nam đạt được tăng trưởng kinh tế bền vững và toàn diện.

Để duy trì tăng trưởng và nâng cao chất lượng, Việt Nam cần hiện đại hóa thể chế kinh tế, đặc biệt là về quản lí tiền tệ và tài khóa, và tiếp tục cải cách theo hướng thị trường và hướng ngoại.

Trên thực tế, tiếp tục thắt chặt chính sách tín dụng, phát triển thị trường vốn và xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại với đầy đủ công cụ cho cơ quan giám sát và điều tiết tài chính sẽ tăng cường khả năng lĩnh vực tài chính tham gia củng cố tăng trưởng bền vững.

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã nỗ lực ngăn chặn nợ công gia tăng và tạo ra một số dư địa tài khóa. Vị thế tài chính càng thuận lợi sẽ cung cấp cho chính phủ các phương tiện để hành động nếu rủi ro suy yếu thành hiện thực.

Ngược lại, nếu tăng trưởng bất ngờ tăng, khoản nợ công hiện tại sẽ được thanh toán với tốc độ nhanh hơn. Hoạt động tái cấp vốn của các ngân hàng nhà nước cũng nên là điểm cần ưu tiên.

1.Tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ nhờ ngành dịch vụ và công nghiệp

1-crop

Chú tích: Màu vàng - nông nghiệp, xây dựng và khai khoáng; màu xanh dương - công nghiệp; màu xanh lá cây - dịch vụ; màu đỏ - các ngành khác. (Nguồn: IMF)

Cải cách thị trường sâu rộng kể từ thời kì Đổi Mới năm 1986 và cam kết chặt chẽ về ổn định kinh tế vĩ mô thời gian gần đây đã đặt nền tảng cho tăng trưởng kinh tế nhanh chóng.

Tăng trưởng toàn diện trung bình đạt 6,6%/năm trong giai đoạn 2014 - 2018 và đạt mức cao 10 năm là 7,1% vào năm 2018.

2. Ngăn chặn thành công nợ công và nợ do chính phủ bảo lãnh lan tràn

2

Chú tích: VSS - Quĩ An sinh Xã hội Việt Nam; PPG - nợ công và nợ do chính phủ bảo lãnh (Nguồn: IMF)

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã ngăn chặn thành công tình trạng nợ công và nợ được chính phủ bảo lãnh, theo đó giảm xuống mức 55,6% GDP vào cuối năm 2018. Kết quả này giảm 4 điểm phần trăm GDP so với mức đỉnh năm 2016.

Việt Nam đã hạn chế nghiêm ngặt việc phát hành bảo lãnh của chính phủ, giúp ổn định thâm hụt ngân sách từ mức 5,5% giai đoạn 2014 - 2016 xuống còn 4,6% GDP trong giai đoạn 2017 - 2018.

Khi tính cả thặng dư của Quĩ An sinh Xã hội Việt Nam và vốn ngoài ngân sách khác, thâm hụt ngân sách chung của chính phủ trung bình đạt 2,7% GDP trong giai đoạn 2017 - 2018. Tình trạng này được dự đoán sẽ giảm xuống còn 4,2% trong năm 2020 hoặc 2,6% khi gộp chung vốn ngoài ngân sách khác.

3. Môi trường kinh doanh cải thiện đáng kể

3

Chú thích: LIDC - các nước đang phát triển có thu nhập thấp; EMDE - các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi; AE - các nền kinh tế phát triển (Nguồn: IMF)

Cam kết của chính phủ đối với tăng trưởng do khu vực tư nhân dẫn dắt đã giúp cải thiện môi trường kinh doanh.

Chất lượng điều tiết và nới lỏng môi trường kinh doanh của Việt Nam nhìn chung đã được cải thiện qua nhiều năm, nhờ đó phản ánh sự cân bằng của sân chơi giữa khu vực tư nhân và nhà nước.

Tuy nhiên, các vấn đề cơ cấu trên thị trường bất động sản và tín dụng cũng như khu vực doanh nghiệp nhà nước còn lớn vẫn là trở ngại cho doanh nghiệp tư nhân.

4. Tình trạng dân số già cần được giải quyết càng sớm càng tốt

4

Chú thích: Đường màu xanh dương - dân số thuộc độ tuổi lao động chính; đường màu đỏ - tỉ lệ sinh; đường màu xanh lá cây - tỉ lệ tử

Dân số Việt Nam sẽ già đi nhanh chóng trong những thập kỉ tới. Điều này buộc chính phủ phải ưu tiên cải cách hệ thống hưu trí lên hàng đầu.

Ở Việt Nam, tỉ lệ dân số phụ thuộc (so sánh số người từ 60 tuổi trở lên với độ tuổi 15 - 59) được dự đoán sẽ tăng gấp đôi trong 25 năm tới. Đồng thời, tốc độ thay thế dân số sẽ rơi vào khoảng 70%, cao hơn mức trung bình 54% của các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).

Cùng lúc đó, tuổi nghỉ hưu ở Việt Nam tương đối thấp, cụ thể 55 tuổi ở nữ giới và 60 tuổi ở nam giới.

Con số này thấp hơn nhiều so với mức trung bình của OECD là 67 tuổi, tuy nhiên cũng thấp hơn mức trung bình của các nước châu Á khác (vốn rơi vào khoảng 63 - 65 tuổi).

Trong số các thay đổi chính sách hiện đang được thảo luận tại Quốc hội, có sáng kiến nâng tuổi nghỉ hưu lên 62 tuổi đối với năm và 60 tuổi đối với nữ.

Mặc dù cải cách lương hưu rất khó khăn vì thường mất hàng thập kỉ để hoàn thiện, Việt Nam nên bắt đầu thực hiện càng sớm càng tốt để đảm bảo tính bền vững lâu dài của nền kinh tế, IMF nhận định.

Khả Nhân

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.