IEA dự báo giá dầu thô có thể lên tới 90 USD/thùng trước khi ngành dầu sụp đổ
Ngành dần đang dần sụp đổ
Nhu cầu dầu bắt đầu giảm dần vào những năm 2030 do áp lực từ hiệu quả nhiên liệu tăng và xe điện, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết trong báo cáo Triển vọng Năng lượng Thế giới hàng năm.
Tuy nhiên, theo oilprice.com, cơ quan năng lượng không nhận thấy mức phát thải CO2 sẽ đạt đỉnh vào năm 2040, ngay cả trong kịch bản kết hợp một số mục tiêu chính sách đã định.
IEA nhận định một nền kinh tế đang tăng trưởng và dân số toàn cầu ngày càng tăng đã gây áp lực lên những nỗ lực giảm khí thải. Việc giảm khí thải sẽ đòi hỏi chính sách tham vọng hơn nữa.
Theo báo cáo của Reuters, một số nhóm chỉ trích IEA vì đã liên tục dự đoán tăng trưởng nhu cầu dầu mạnh.
"IEA đang tạo ra thực tế của riêng mình. Họ dự báo nhu cầu ngày càng tăng đối với nhiên liệu hóa thạch, theo đó hợp lí hoá các khoản đầu tư lớn hơn vào nguồn cung, khiến hệ thống năng lượng khó thay đổi hơn", ông Andrew Andrew Logan, giám đốc cấp cao về dầu khí tại Ceres, nói với Reuters.
Ảnh: Baystreet.ca.
Dù vậy, năng lượng tái tạo đang tăng nhanh và chiếm phần lớn trong đầu tư mới.
IEA dự đoán năng lượng mặt trời sẽ trở thành nguồn năng lượng lớn nhất trong công suất điện lắp đặt vào năm 2040, vượt qua than đá vào những năm 2030.
Tuy nhiên, sự tăng trưởng ấn tượng của năng lượng tái tạo và việc không đạt được các mục tiêu khí hậu là hai điều có thể đạt được cùng một lúc.
Đồng hồ vẫn đang điểm và thế giới cần năng lượng mặt trời và gió để phát triển với tốc độ nhanh hơn nhiều.
IEA lưu ý thế giới đang bổ sung khoảng 100 GW năng lượng mặt trời mỗi năm, đủ năng lượng mặt trời để cung cấp cho 200.000 sân bóng đá.
Mặc dù vậy, phải mất 200 năm với tốc độ đó để đáp ứng nhu cầu năng lượng toàn cầu ở mức của năm 2018.
Tệ hơn, nhu cầu không bị trì trệ, mà ngày càng tăng. Với 100 GW năng lượng mặt trời mới mỗi năm, năng lượng mặt trời sẽ chỉ đáp ứng 20% mức tăng trưởng hàng năm về nhu cầu năng lượng trong tương lai.
Nói cách khác, trong khi tăng trưởng nhanh chóng, năng lượng mặt trời chỉ đơn thuần là làm giảm tốc độ tăng trưởng tiêu thụ từ những nguồn khác.
Bên cạnh đó, trong Kịch bản phát triển bền vững của IEA, vốn dự báo phát thải giảm sâu để đáp ứng các mục tiêu khí hậu, năng lượng mặt trời cần tăng trưởng hơn nữa với tốc độ 300 GW mỗi năm. Không cần phải nói, điều đó sẽ đòi hỏi một số thay đổi lớn về chính sách.
Dầu đà phiến vẫn chưa "hết thời"
Đối với dầu, do nguồn cung hiện tại cạn kiệt, IEA dự báo giá dầu thô lên đến khoảng 90 /thùng vào năm 2030, dù nhu cầu giảm tốc đều đặn.
Mỹ chiếm 85% tổng nguồn cung dầu toàn cầu trong thập kỉ tới, tăng từ 6 triệu thùng/ngày trong 2018 lên 11 triệu thùng/ngày vào năm 2030.
Cơ quan có trụ sở tại Paris dự kiến sự chậm lại của sản lượng dầu đá phiến ở thời điểm hiện tại chỉ là tạm thời.
"Cuộc cách mạng dầu đá phiến đã thu hút hơn 1.000 tỉ USD vốn đầu tư mới trong 10 năm qua, với gần 900 tỉ USD ở thượng nguồn, và phần còn lại vào các đường ống mới và cơ sở hạ tầng khác, gồm các nhà ga xuất khẩu khí tự nhiên hoá lỏng (LNG), IEA cho hay.
"Hiện tại, điều này không phải là một hoạt động kinh doanh có lãi đối với nhiều công ty có liên quan vì kể từ năm 2018, ngành công nghiệp dầu đá phiến thượng nguồn nói chung vẫn chưa đạt được dòng tiền tự do dương (nhận về nhiều hơn chi ra)".
Đó là một kết luận đáng chú ý vì bản thân IEA đã nhiều lần dự đoán ngành dầu đá phiến sẽ có lợi nhuận trong những năm gần đây, mặc dù cơ quan này không phải thực thể duy nhất đưa ra nhận định sai, theo oilprice.com
Tuy nhiên, trong khi đá phiến của Mỹ đã "đốt cháy" tiền mặt, nó thực sự đã sản xuất rất nhiều dầu.
Sản lượng đá phiến đang chậm lại do các nhà đầu tư mất hứng thú, nhưng IEA cho biết, cuộc đua dầu đá phiến chưa bắt đầu; nhiều tác động sâu sắc nhất của cuộc cách mạng dầu đá phiến vẫn còn ở phía trước.
IEA nhận thấy dầu đá phiến tiếp tục phát triển trong những năm tới, mặc dù một số nhà phân tích đặt câu hỏi về sự lạc quan này.