|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

ICO: Giá cà phê robusta tăng trong tháng 6

16:57 | 11/07/2017
Chia sẻ
Báo cáo hàng tháng từ Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) chỉ ra giá cà phê trên thị trường thế giới giảm trong tháng 6 vì biến động cao. 
ico gia ca phe robusta tang trong thang 6

Báo cáo cho biết, trong khi, chỉ số giá trung bình ICO giảm 2,4% còn 122,39 USD/pound, chênh lệch giữa giá cà phề đầu và cuối tháng là rất nhỏ.

Trong 2 tuần đầu của tháng 6, giá giao dịch hàng này của chỉ số duy trì ở mức thấp trong khoảng 122,11 – 124,55 USD/pound. Tuy nhiên, giá giảm mạnh sau đó, với chỉ số giá xuống thấp nhất ở mức 116,51 USD/pound vào hôm 22/6. Giá cà phê phục hồi, tăng lên mức kỷ lục 123,83 USD/pound vào ngày 30/6, cao hơn nhiều so với giá đầu tháng.

Chỉ số ICO sụp giảm theo nhóm chỉ số cho thấy giá cà phê robusta tăng mạnh, đặc biệt là trong nửa cuối tháng 6, làm giá của nhóm cà phê arabica giảm, giúp ngăn chặn chỉ số giá giảm xuống mức âm.

Giá cà phê robusta tăng 3,6% so với tháng trước, và quay về trên ngưỡng 100 USD/pound, sau khi các báo cáo cho thấy xuất khẩu từ Việt Nam giảm. Cả ba nhóm cà phê arabica giảm mạnh vì giá trung bình của Colombia Milds, Other Milds và Brazilian Naturals lần lượt giảm 3,5%, 4,5% và 5,7%.

Xu hướng đối đầu này của cà phê arabica và robusta đã khiến giao dịch hoán đổi, được xác định trên sàn giao dịch New York và London, giảm 22,2% xuống 35,07 USD/pound, mức thấp nhất kể từ tháng 4/2018.

Tổng lượng xuất khẩu trong tháng 5 đạt 10,9 triệu túi, tăng 8,8% so với tháng 5/2016. Trong 8 tháng đầu niên vụ cà phê 2016/2017, tổng xuất khẩu tăng 3,9 triệu túi so với năm ngoái, khi xuất khẩu đạt 77,4 triệu túi. Xuất khẩu của Brazil giảm năm thứ hai liên tiếp ở mức 22,7 triệu túi trong niên vụ cà phê 2016/2017, giảm 5,9% so với năm ngoái.

Tuy nhiên, xuất khẩu của Brazil giảm thấp hơn so với dự báo dù sản lượng thu hoạch khá thấp, vì các nhà xuất khẩu tập trung vào lượng hàng tồn kho hiện tại. Hơn thế nữa, khối lượng xuất khẩu cà phê của Brazil giảm có thể được bù đắp từ sản lượng của các quốc gia sản xuất cà phê khác.

Đang chú ý, Colombia, Ethiopia, Honduras, Indonesia, Peru và Uganda đều là những nguồn cung tiềm năng. Nguyên nhân là vì chương trình đổi mới của chính quyền các nước này đang mang lại hiệu quả. Xuất khẩu của Colombia tăng 7,2% so với năm ngoái lên 9,2 triệu túi trong giai đoạn tháng 10 – 11/2016.

Xuất khẩu của Indonesia phục hồi một cách đáng kể, tăng 2,3 triệu túi (tương đương 60%) so với năm ngoái, trong khi xuất khẩu của Honduras tăng 30% so với vụ cà phê 2015/2016.

Bên cạnh đó, xuất khẩu từ Việt Nam dược dự báo sẽ giảm hơn 0,25%, từ 2,5 triệu túi trong tháng 4/2017 xuống 1,9 triệu túi trong tháng 5. Báo cáo gợi ý rằng các nước xuất khẩu cà phê đang chứng khiến nguồn cung địa phương giảm vì sản lượng thu hoạch mùa vụ trước thấp. Mặc dù vậy, xuất khẩu trong giai đoạn tháng 10 – 5 niên vụ cà phê 2016/2017 được dự báo tăng trên 17 triệu túi, gần giống như năm ngoái.

Với khối lượng xuất khẩu tăng trong mùa niên vụ cà phê năm nay, và lượng hàng tồn kho được tích tụ ở các nước nhập khẩu cà phê, thị trường vẫn có đủ nguồn cung. Việc giá đột nhiên giảm trong tuần thứ 3 của tháng 6 có vẻ là do tác động của cà phê và hàng hóa nông sản khác.

Tuy nhiên, trong tháng 7, ICO cho biết rủi ro từ sự đóng băng ở Brazil có thể ảnh hưởng tới triển vọng của mùa vụ năm 2018. Tương tự, khả năng bệnh rỉ sắt xảy ra đối với lá cá phê ở các quốc gia như Honduras có thể tăng lo ngại về nguồn cung trên thị trường.

Lyly Cao