ICAEW: Việt Nam dự kiến sẽ có mức tăng trưởng cao vào năm 2022
Viện Kế toán Công chứng Anh và xứ Wales (ICAEW) mới đây dự báo Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Malaysia sẽ đạt mức tăng trưởng 6,7% vào năm 2022, gấp đôi mức dự kiến đạt được trong năm 2021.
Trong một thông báo, Cơ quan kế toán này cho biết Malaysia đang ở vị trí thuận lợi để mở cửa trở lại khi hơn 90% dân số đã hoàn thành tiêm chủng và nước này gần đây đã dỡ bỏ các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt nhất.
ICAEW nêu rằng sự phục hồi về xuất khẩu sản phẩm công nghiệp và các chỉ số về bán lẻ đã góp phần vào sự phục hồi mạnh mẽ trong chi tiêu hộ gia đình vào tháng 10 và tháng 11 của Malaysia.
Chúng sẽ có tác động lan tỏa đến việc làm và tạo niềm tin cho chi tiêu của người tiêu dùng. Ngoài ra, ngân sách mở rộng của chính phủ cho năm tới và các gói kích thích tài khóa lớn sẽ giữ cho sự phục hồi được ổn định.
Cơ quan này cho biết xu hướng trên đang được phản ánh qua sự gia tăng mạnh mẽ về khối lượng bán lẻ và xuất khẩu, từ mức thâm hụt hơn 20% so với cùng kỳ năm 2020 lên mức tăng hơn 20% vào năm 2021.
ICAEW cho biết Đông Nam Á dự kiến sẽ là khu vực phát triển nhanh nhất thế giới vào năm 2022 với mức tăng trưởng GDP đạt 6,1% nhờ tỷ lệ tiêm chủng cao. Trong đó, Malaysia chỉ đứng sau Singapore về tỷ lệ dân số hoàn thành tiêm chủng.
ICAEW dự báo Malaysia, Philippines và Việt Nam dự kiến sẽ có mức tăng trưởng cao vào năm 2022. GDP của Indonesia cũng dự kiến tăng từ 1,4% lên 6,0%, mức tăng trưởng rất tốt sau hai năm sụt giảm mạnh. Tuy nhiên, tại Singapore, tốc độ tăng trưởng GDP lại yếu hơn khi ở mức 3,8%.
Theo dự báo của ICAEW, tác động của biến thể Omicron có thể khá nghiêm trọng nhưng sẽ chỉ kéo dài đến quý đầu tiên của năm 2022. Trong trường hợp xấu nhất khi các nền kinh tế quay trở lại tình trạng phong tỏa, tăng trưởng GDP toàn cầu sẽ giảm từ mức dự báo hiện tại là 4,5% xuống còn 2,3%. Điều này sẽ có tác động mạnh đến nhu cầu xuất khẩu yếu hơn ở Đông Nam Á, vốn có thể giảm tăng trưởng từ 6,1% xuống 4,3% trong kịch bản này.
ICAEW lưu ý rằng tăng trưởng của các nền kinh tế Đông Nam Á giảm dần trong quý III do những thách thức của biến thể Delta.
GDP ở Malaysia, Philippines, Thái Lan trong quý III thấp hơn từ 4-6% so với mức tăng trưởng trước đại dịch trong quý IV/2019 và con số này cao hơn một chút ở Singapore.