|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Huy động 183 nghìn tỉ cho nền kinh tế từ ngành bảo hiểm

15:12 | 14/10/2016
Chia sẻ
Đây là con số lạc quan cho thấy thị trường sẽ đón tín hiệu vui khi nguồn vốn từ bảo hiểm đã trở lại đầu tư dài hạn cho nền kinh tế.
huy dong 183 nghin ti cho nen kinh te tu nganh bao hiem
Huy động 183 nghìn tỉ cho nền kinh tế từ ngành bảo hiểm. Ảnh: Vietstock

Số liệu được cung cấp bởi ông Phùng Ngọc Khánh, Cục trưởng, Cục quản lý, Giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính tại hội thảo Chính sách phát triển thị trường bảo hiểm và giải pháp công nghệ thông tin, ngày 14/10.

Ông Khánh cho biết, đến tháng 9, nguồn vốn đã tăng 183 nghìn tỉ đồng. Trong khi đó, tổng nguồn vốn huy động cho nền kinh tế từ thị trường bảo hiểm đến năm 2015 mới đạt 160,47 nghìn tỉ đồng. "Nguồn vốn của bảo hiểm đã trở lại đầu tư dài hạn cho nền kinh tế", ông Khánh nhận định

Trong 9 tháng đầu năm, các doanh nghiệp đã đầu tư 16.000 tỉ đồng vào trái phiếu Chính phủ hạn dài. Như vậy, có 8,7% nguồn vốn huy động từ bảo hiểm đầu tư Trái phiếu Chính phủ.

Ông Khánh cho rằng việc bảo hiểm đóng góp vào nền kinh tế dài hạn và tham gia mua trái phiếu Chính phủ là điều đúng đắn. Sự tham gia này sẽ kéo dài thời hạn trái phiếu chính phủ, tái cơ cấu nợ công và thu hút vốn đầu tư dự án cơ sở hạ tầng cho đất nước.

Kế hoạch của Bộ Tài chính đến năm 2020 sẽ tăng tổng nguồn vốn huy động từ bảo hiểm gấp 3,5 lần năm 2010.

Giai đoạn 2010 - 2015, ngành bảo hiểm đóng góp 7.558 tỉ đồng vào ngân sách nhà nước. Trong đó bảo hiểm nhân thọ đóng góp 4.344 tỉ đồng, bảo hiểm phi nhân thọ có 3.215 tỉ nộp ngân sách.

Tính đến tháng 9/2016, tổng doanh thu bảo hiểm ước đạt 70 nghìn tỉ, tăng trưởng 20% so với cùng kỳ. Tổng tài sản của các doanh nghiệp bảo hiểm đã tăng từ 200 nghìn tỉ (cuối năm 2015) lên 235.000 tỉ đồng.

Quy mô các quỹ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm cuối năm 2015 đạt 119,54 tỉ đồng, tăng gấp 2,6 lần, cao hơn so với chiến lược đề ra. Đến cuối tháng 9, quy mô quỹ đã tăng lên 145 nghìn tỉ đồng.

Tổng doanh thu ngành bảo hiểm đến năm 2015 đạt khoảng 2% GDP, đạt mục tiêu giai đoạn 2011-2015 đạt 2- 3% GDP đã đề ra. Mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 16,8%/ năm, từ gần 47 nghìn tỉ năm 2011 lên 84,5 nghìn tỉ đồng năm 2015.

Mục tiêu doanh thu ngành bảo hiểm đến năm 2020 sẽ nâng lên, đạt 3% - 4% GDP.

"Tiềm năng bảo hiểm còn rất lớn", bà Phạm Thu Hương, Phó cục trưởng, Cục quản lý Giám sát bảo hiểm nhận định. Doanh thu bảo hiểm Việt Nam mới chỉ đóng góp khoảng 2% GDP, trong khi đó, mức đóng góp trung bình của thế giới là 7%. Ngay cả các nước láng giềng như Thái Lan, Malaysia mức đóng góp GDP đã là 4 - 6%.

"Nhiều quốc gia còn coi bảo hiểm là đòn bẩy của nền kinh tế xã hội. Tất cả các hoạt động kinh doanh đều cần có bảo hiểm để phát triển ổn định, bền vững hơn", bà Vân nhận xét.

Đến cuối tháng 9/2016, toàn thị trường có 62 doanh nghiệp hoạt động, bao gồm 18 DN BH nhân thọ, 30 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 2 doanh nghiệp tái bảo hiểm và 12 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.

Tổng số nhân sự hoạt động trong lĩnh vực này đến nay đạt trên 550.000 người. Ông Khánh cho biết, 100% doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu về quản lý doanh nghiệp, gần như không có nợ xấu.

Thái Hoàng

TS. Cấn Văn Lực: Để ngân hàng bán vàng trực tiếp, giá sẽ lập tức giảm nhưng chỉ là biện pháp trước mắt
Theo TS. Cấn Văn Lực, việc bán vàng qua nhóm ngân hàng Big 4 chỉ là biện pháp trước mắt nhằm tăng nguồn cung trên thị trường khiến giá giảm ngay. Nhưng về lâu dài cần đảm bảo thị trường vàng minh bạch và ngăn chặn thao túng giá, xoá bỏ độc quyền có thể xử lý dứt điểm được câu chuyện chênh lệch giá.