|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

HoREA hoan nghênh ý tưởng xây dựng ‘Đại lộ ven sông Sài Gòn’ của Chúa đảo Tuần Châu

11:25 | 05/01/2018
Chia sẻ
Dù có ý kiến không nên làm Đại lộ ven sông Sài Gòn vì đây là trục đường hướng tâm sẽ làm tăng tình trạng ùn tắc giao thông, nhưng HoREA lại cho rằng nếu được đưa vào quy hoạch và có lộ trình triển khai thì tuyến đường này sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cả khu vực phía Tây Bắc TP HCM.
horea hoan nghenh y tuong xay dung dai lo ven song sai gon cua chua dao tuan chau Dự án đại lộ ven sông Sài Gòn do Tập đoàn Tuần Châu đề xuất không thuộc diện nhà nước hỗ trợ vốn
horea hoan nghenh y tuong xay dung dai lo ven song sai gon cua chua dao tuan chau Bộ Giao thông lo ngại tính khả thi của dự án Đại lộ ven sông Sài Gòn

Trong báo cáo mới đây gửi đến Thủ tướng Chính phủ, Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) bày tỏ sự hoàn nghê đối với ý tưởng về "Đại lộ ven sông Sài Gòn" từ Bến Súc, huyện Củ Chi qua huyện Hóc Môn, quận 12, Gò Vấp, Bình Thạnh về quận 1.

horea hoan nghenh y tuong xay dung dai lo ven song sai gon cua chua dao tuan chau
Theo đề xuất, dự án Đại lộ ven sông Sài Gòn sẽ được triển khai theo hình thức hợp đồng BT, tổng mức đầu tư khoảng 63.500 tỷ đồng. (Ảnh: Zing)

HoREA nêu, dù có ý kiến quan ngại cho rằng không nên làm đại lộ này vì đây là trục đường hướng tâm sẽ làm tăng nạn ùn tắc giao thông, nhưng thực ra khái niệm "đại lộ" chỉ là đường đô thị. Tại TP HCM, ngoài các tuyến đường vành đai 2, 3, 4, còn có những tuyến đường trục hướng tâm đã được xây dựng và đang phát huy hiệu quả giao thông như đại lộ Đông - Tây (đại lộ Võ Văn Kiệt), trục đường Bắc - Nam (đường Nguyễn Hữu Thọ), trục quốc lộ 22 nối với đường Trường Chinh - Cộng Hòa - Nguyễn Văn Trỗi - Nam Kỳ Khởi Nghĩa.

Đại lộ ven sông Sài Gòn nếu được đưa vào quy hoạch và có lộ trình triển khai, thực hiện phù hợp thì sẽ tăng thêm tuyến đường song song với quốc lộ 22 (đường Xuyên Á) kết nối bằng tỉnh lộ 8 và các đường ngang khác, sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cả khu vực phía Tây Bắc của thành phố, lan tỏa sang các huyện Thuận An, Bến Cát, tỉnh Bình Dương; huyện Đức Hòa tỉnh Long An; và huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.

Dự án Đại lộ ven sông Sài Gòn được Công ty TNHH Âu Lạc Quảng Ninh - do ông Đào Hồng Tuyển (thường được biết đến là Chúa đảo Tuần Châu) đứng đầu - đề xuất vào đầu năm 2017. Dự án sẽ tận dụng quỹ đất ven sông với chiều dài khoảng 59 km, tốc độ xe dự kiến 100 km/h. Theo đề xuất, dự án sẽ được triển khai theo hình thức hợp đồng BT, tổng mức đầu tư khoảng 63.500 tỷ đồng và công ty Âu Lạc là đơn vị được chỉ định thầu, đổi lại TP HCM cần đối ứng cho doanh nghiệp quỹ đất khoảng 12.389 ha.

Ý kiến trên của HoREA thuộc trong đề xuất nghiên cứu lại ý tưởng của các nhà quy hoạch trước đây về định hướng phát triển đô thị chủ đạo của Sài Gòn – TP HCM về khu vực có địa hình cao, về hướng Tây Bắc của thành phố. Trong tình hình hiện nay, sự điều chỉnh hướng quy hoạch phát triển đô thị chủ đạo này còn nhằm để ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu, nước biển dâng trong tương lai gần, mà thành phố là một trong những địa phương bị ảnh hưởng nặng nề nhất khi phần lớn diện tích nằm trên khu vực thấp.

TP HCM có cao độ thấp, chỉ từ 0,5m (Nhà Bè, Cần Giờ) đến khoảng 32m (đồi Long Bình, quận 9). Vùng trũng thấp của thành phố ở phía Nam - Tây Nam - Đông Nam thuộc các quận, huyện Cần Giờ, Nhà Bè, Bình Chánh, quận 7, quận 8, quận 2 và một phần quận 9. Vùng cao nằm ở phía Bắc - Đông Bắc - Tây Bắc thuộc các quận, huyện Củ Chi, Hóc Môn, quận 12, Gò Vấp, một phần quận Thủ Đức, quận 9. Địa hình của thành phố thấp dần từ Bắc - Tây Bắc xuống Nam - Đông Nam - Tây Nam; hệ thống sông Sài Gòn theo chế độ bán nhật triều làm tăng thêm khó khăn cho việc thoát nước. Theo kịch bản, nếu nước biển dâng chỉ 0,5m thì TP HCM cũng sẽ bị ngập rất nhiều khu vực.

Thời gian qua, thành phố đã phát triển rất mạnh về hướng biển, hướng Nam - Tây Nam - Đông Nam nên đã tác động đến hướng thoát nước tự nhiên. Bên cạnh đó, việc quản lý chưa thật chặt chẽ hệ thống mốc cao độ, cốt san nền cũng là mặt còn hạn chế, cần được quan tâm nhiều hơn. Để thành phố phát triển bền vững, Hiệp hội đề nghị điều chỉnh bổ sung hướng quy hoạch phát triển đô thị về vùng đất cao của thành phố mà thành phố đã có quy hoạch phát triển Khu đô thị - công nghiệp Tây Bắc trên địa bàn huyện Hóc Môn - Củ Chi với quy mô lên đến 9.000 ha.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

N.Lê

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.