Hôm nay 7/6, Quốc hội thảo luận về xử lý nợ xấu
Không thu tiền sử dụng rừng cho các tổ chức kinh tế | |
'Cần hài hòa lợi ích phát triển kinh tế và an ninh quốc gia' |
Theo chương trình Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV, mở đầu phiên họp sáng 7/6, Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về Dự thảo Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng. PCTQH Phùng Quốc Hiển là người điều khiển phiên họp sáng.
Cũng trong buổi sáng, Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng sẽ được thảo luận. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Lê Minh Hưng sẽ giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội về các vấn đề liên quan tới nợ xấu và các tổ chức tín dụng.
Buổi chiều, Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự án Luật Bảo vệ và phát triển rừng (sửa đổi) và Dự án Luật Thủy sản (sửa đổi).
Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng. Ảnh: Doanhnghiepvn. |
Trong phiên thảo luận tại tổ tuần trước về nợ xấu cũng như các ý kiến trao đổi bên lề hành lang Quốc hội, phần lớn ý kiến đại biểu cho rằng việc xử lý nợ xấu phải tuân thủ hai nguyên tắc cơ bản. Thứ nhất là không dùng ngân sách xử lý nợ xấu, cũng không được miễn các loại thuế phí liên quan đến xử lý nợ xấu. Thứ hai là phải xử lý nghiêm trách nhiệm của người/tổ chức gây ra nợ xấu.
Mới đây, Bộ phận phân tích Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI Research) vừa công bố báo cáo nhận định về bản Dự thảo Nghị quyết về xử lý nợ xấu đang được trình Quốc hội trong kỳ họp thứ 13.
Theo nhận định của báo cáo, Nghị quyết này sẽ thay thế tất cả các luật có liên quan trước đây về việc xử lý nợ xấu. Trường hợp có sự mâu thuẫn giữa Nghị quyết và pháp luật hiện hành, Nghị quyết sẽ được áp dụng. Thời hạn áp dụng của Nghị quyết là 5 năm và có thể có hiệu lực từ tháng 7 hoặc tháng 8 năm 2017.