Học người Mỹ cách lập ngân sách cho các khoản chi bất ngờ
Vô số cuộc khảo sát trong những năm qua đã phát hiện ra rằng hầu hết người Mỹ sống bằng tiền lương mà không có bao nhiêu tiết kiệm. Đại dịch COVID-19 đã làm trầm trọng hơn vấn đề này.
Hơn hết, cứ 10 người Mỹ thì chưa đến 4 người có thể chi trả khoản tiền bất ngờ chỉ 1.000 USD (hơn 20 triệu VNĐ) mà không phải vay nợ tín dụng hoặc mượn những người xung quanh. Lập ngân sách đúng cách trở thành vấn đề nhức nhối.
Thực tế, ngay cả khi bạn giảm ngân sách đến từng xu, đôi khi bạn cũng không thể tránh khỏi chi phí bất ngờ, những khoản chi đột xuất không lường trước được. Vậy, bạn có thể lập kế hoạch cho những chi phí này như thế nào? Thậm chí tốt hơn, làm thế nào bạn có thể ngăn chúng phá vỡ kế hoạch tài chính cá nhân của mình?
Trước khi tìm hiểu các giải pháp, chúng ta cần hiểu rõ sự khác biệt giữa các khoản chi phí không mong muốn và chi phí có thể dự đoán được. Một chi phí bất ngờ thực sự là không thể đoán trước.
Một vài ví dụ bao gồm các trường hợp khẩn cấp về y tế, sửa chữa nhà do thiên tai và chuyến đi vào phút chót để tham dự các sự kiện cưới hỏi, tang lễ… Không có cách nào để tránh những loại chi phí này và dĩ nhiên, bạn cũng rất khó để xác định rằng chúng sẽ tốn bao nhiêu.
Các khoản chi phí vượt mức có thể dự đoán được bao gồm những khoản chi ngân sách như hóa đơn điện nước hàng tháng, tiền thuế thu nhập. Một số khoản vượt mức này có thể khiến bạn hơi bất ngờ nhưng chúng không phải là không thể dự đoán. Bên cạnh đó còn có tiền sửa nhà hàng năm hoặc bảo dưỡng xe máy, ô tô, chi phí khám bệnh định kỳ hay tiền đi du lịch vào kỳ nghỉ.
Cách tiếp cận tốt nhất cho các khoản chi ngân sách này, cho dù chúng là khoản không thể lường trước hay có thể dự đoán được đều là hãy lập kế hoạch ngân sách dự phòng.
Lập kế hoạch ngân sách cho các chi phí có thể dự đoán được
Duy trì ngân sách giúp bạn chuẩn bị cho những khoản chi đã biết và dành dụm cho những khoản đột xuất.
Để bắt đầu, hãy xem lại các chi phí của bạn trong 12 tháng qua. Khi bạn ghi lại các khoản chi thường xuyên của mình, hãy lập danh sách những khoản đã được thanh toán theo khoảng thời gian không thường xuyên và theo dõi số tiền đã thanh toán. Nếu bạn có thể thanh toán những khoản này hàng tháng và không phải trả thêm phí để làm như vậy, hãy thay đổi gói thanh toán của bạn.
Nếu không thể thanh toán hàng tháng, hãy tiết kiệm cho những chi phí này trước thời hạn. Lập tài khoản tiết kiệm cho các khoản chi không thường xuyên và chuyển tiền hàng tháng để trang trải. Ví dụ: Nếu bạn có hóa đơn điện nước 300 USD mỗi quý, hãy chuyển 100 USD mỗi tháng vào tài khoản tiết kiệm để trang trải.
Có những chi phí khác mà bạn biết mình phải trả, nhưng số tiền và thời gian là không chắc chắn. Lập danh sách các chi phí có thể thuộc loại này. Điều này sẽ giúp bạn quyết định số tiền tiết kiệm cho chúng.
Ví dụ, nếu bạn sở hữu một ngôi nhà hoặc một chiếc xe hơi, hãy dành tiền mỗi tháng để chi trả cho việc bảo trì thường xuyên. Cụ thể, bạn nên dành ra 1-2% giá trị ngôi nhà của mình hàng năm để bảo trì và sửa chữa. Các chuyên gia ô tô khuyên bạn nên tiết kiệm ít nhất 100 USD (hơn 2 triệu VNĐ) mỗi tháng để bảo dưỡng ô tô.
Bạn có thể có các chi phí khác trong năm, chẳng hạn như quà tặng sinh nhật hoặc đi du lịch. Hãy quyết định số tiền để tiết kiệm hàng tháng dựa trên các chi phí trong quá khứ.
Lập kế hoạch ngân sách cho các chi phí không thể lường trước
Quỹ khẩn cấp của bạn là tuyến phòng thủ đầu tiên chống lại những chi phí không lường trước được. Nói chung, bạn nên tiết kiệm ít nhất 6 tháng chi phí sinh hoạt. Nếu bạn có thu nhập thay đổi, sở hữu một doanh nghiệp, hoặc đã có nhà riêng, bạn nên tiết kiệm nhiều hơn.
Đừng lo lắng nếu bạn chỉ mới bắt đầu tiết kiệm. Một tháng chi phí sinh hoạt và xây dựng quỹ khẩn cấp từ đó cũng không phải là tệ. Hãy sử dụng cùng một phương pháp để dành tiền mỗi tháng. Nếu muốn quá trình lập ngân sách cho quỹ khẩn cấp trở nên dễ dàng hơn, hãy tự động hóa việc chuyển tiền từ tiền lương sang tài khoản séc hoặc tài khoản tiết kiệm của bạn.
Bạn cũng có thể tiết kiệm các khoản tiền gộp mà bạn nhận được, chẳng hạn như tiền thưởng hoặc tiền hoàn thuế. Ngoài ra, đừng quên đảm bảo cân bằng khoản tiết kiệm cho quỹ khẩn cấp của bạn với việc trả hết các khoản nợ hiện có.
Mặc dù bạn có thể lên kế hoạch bảo dưỡng định kỳ khi có xe hơi hoặc nhà cửa, nhưng bạn không thể lập kế hoạch ngân sách cho những vấn đề như thiên tai, trộm cắp hoặc tai nạn. Bạn có thể làm dịu tình hình bằng cách duy trì bảo dưỡng thường xuyên và đảm bảo rằng bạn có bảo hiểm thích hợp.
Hãy nghĩ đến sức khỏe của mình theo cách tương tự. Bạn không thể tránh hoàn toàn các chi phí khám chữa bệnh quá lớn hoặc các trường hợp khẩn cấp, nhưng việc lựa chọn lối sống tốt sẽ giúp bạn khỏe mạnh nhất có thể.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/