Hiểm họa sức khỏe từ những vỏ, bao bì thực phẩm sặc sỡ: Tăng nguy cơ vô sinh
Thực phẩm trong siêu thị - với bao bì đầy màu sắc, sạch và đẹp - trông giống hệt nhau ở mọi nơi trên thế giới. Từ Thượng Hải, Berlin tới Paris, người ta vận chuyển thực phẩm đóng gói tới mọi nơi và làm cho chúng tồn tại càng lâu càng tốt.
Đối với người tiêu dùng, việc đó rất thực tế. Song các nhà khoa học thực phẩm đang gióng lên hồi chuông báo động. Họ nói bao bì, vỏ của thực phẩm thường chứa những hóa chất độc, có thể xâm nhập chuỗi thức ăn và chúng ta chỉ biết vài chất trong số chúng.
100.000 hóa chất độc hại trong vỏ, bao bì thực phẩm
Nhiều nghiên cứu cho thấy các vỏ, bao bì thực phẩm chứa khoảng 100.000 hóa chất với hàm lượng đủ lớn để gây nên vấn đề sức khỏe.
Giống như nhiều người dân khác ở châu Âu, Stephanie Block (Pháp) mua sắm khoảng 2-3 lần mỗi tuần. Bà mẹ có hai con làm việc toàn thời gian nên phải sắp xếp thời gian hợp lí. Stephanie luôn tới một siêu thị mà biết cô có thể tìm mọi thứ mà gia đình cần.
Để tiết kiệm thời gian và tăng mức độ tiện dụng, Stephanie thường chọn những sản phẩm có thời hạn sử dụng dài. Nhưng cô không biết rằng những bao gói sặc sỡ màu sắc và có vẻ tiện dụng lại ẩn chứa hiểm họa về sức khỏe. Nhiều hộp, vỏ, gói đầy màu sắc chứa những chất độc hại, có thể xâm nhập vào thực phẩm bên trong.
Chúng ta biết rất ít những chất độc trong vỏ, bao, gói thực phẩm và chúng ta cũng chỉ mới kiểm tra tá động đối với sức khỏe của một số chất trong số chúng.
Tiến sĩ Marika Kalasa, một chuyên gia về "độc chất xâm nhập" của Cơ quan Môi trường liên bang Đức, nói rằng nhóm chất hóa dẻo phthalate được sử dụng khá phổ biến trong công nghiệp để khiến cho bao, gói nilon trở nên mềm, dẻo và bền hơn.
Song những chất háo dẻo ấy tạo ra nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe. Ngoài bao, gói, nhóm chất hóa dẻo phthalate còn tồn tại trong đồ chơi (và xâm nhập vào cơ thể trẻ em). Cơ quan Môi trường liên bang Đức đã sốc trước kết quả của một nghiên cứu với 2.000 trẻ em để tìm hiểu nguồn gốc của phthalate trong cơ thể chúng.
Kết quả nghiên cứu cho thấy phthalate xâm nhập vào cơ thể trẻ khi chúng ăn nước sốt châu Á, nước sốt Italy, kẹo dẻo hình gấu và những loại kẹo chứa gelatin, sữa (bao gồm cả sữa hữu cơ).
"Vì thế, chúng tôi nghi phthalate trong vỏ, bao, hộp đã ngấm vào thực phẩm bên trong", vị tiến sĩ bình luận.
Tác động của phthalate đối với cơ thể
Giống như nội tiết tố, phthalate có thể làm xáo trôn các chức năng nội tiết tố của cơ thể. Nhiều nghiên cứu ở Thụy Điển chứng minh phthalate có cơ chế hoạt động rất giống nội tiết tố nữ, dẫn tới tình trạng mất cân bằng nội tiết tố ở nam giới. Một nghiên cứu với hơn 10.000 mẫu tinh trùng cho thấy gần một nửa số mẫu có chất lượng thấp đến nỗi nam giới sở hữu chúng sẽ vô sinh.
Số lượng đàn ông vô sinh ở châu Âu đang tăng. Một hiện tượng phổ biến mà các nhà khoa học chứng kiến là tinh trùng bơi vòng quanh chứ không hướng về phía trứng. Do đó, các nhà khoa học tin rằng chủ nhân của chúng mất khả năng sinh con từ khi họ mới chào đời.
Một số chất trong nhóm phthalate có thể xâm nhập vào bào thai trong cơ thể phụ nữ, cản trở sự phát triển của tinh hoàn khiến chúng không phát triển bình thường, làm giảm số lượng tinh trùng trong giai đoạn sau này.
Phthalate đặc biệt nguy hiểm đối với phụ nữ trẻ ở độ tuổi nuôi con và trẻ nhỏ. Stephanie muốn con trai ăn những thực phẩm lành mạnh. Cô hiếm khi đưa kẹo cho con vì không thể biết vỏ, gói của kẹo an toàn hay không.
"Nội dung trên vỏ chỉ nói vỏ rất bền vững về môi trường, chứ không nói thêm điều nào khác", cô thổ lộ.