|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Hậu thâu tóm bán lẻ, đại gia Thái Lan 'vung tiền' mua doanh nghiệp Việt

06:55 | 04/04/2017
Chia sẻ
Sau hàng loạt thương vụ mua bán thành công các ông lớn bán lẻ, bán buôn ngoại ở Việt Nam, các nhà đầu tư Thái Lan tiếp tục vung tiền mua cổ phần ở doanh nghiệp Việt (DN) thông qua tỷ lệ góp vốn sở hữu và mua cổ phần IPO của các DN có triển vọng lần đầu tiên lên sàn.

Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT), trong 3 tháng qua, Singapore và Thái Lan dẫn đầu các nước ASEAN về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam; trong đó vốn của Thái Lan bỏ vào mua sắm cổ phần DN đang tăng lên trông thấy, gần bằng với Singapore, 1 trong 3 đối tác tác đầu tư hàng đầu tại Việt Nam.

Cụ thể, trong tổng số 168 triệu USD vốn FDI của Thái vào Việt Nam 3 tháng qua, có 57 triệu USD (chiếm 1/3) là vốn góp mua cổ phần DN Việt, tỷ lệ này tương đương với cơ cấu vốn góp mua cổ phần DN Việt trong tổng vốn FDI của nhà đầu tư Singapore, Nhật Bản và Anh trong cùng kỳ đầu tư vào Việt Nam.

Đồng thời, so với cùng kỳ năm 2016, số vốn mua cổ phần DN Việt của nhà đầu tư Thái Lan đã tăng hàng chục lần, mức tăng nhanh trong số các đối tác đầu tư vào Việt Nam.

hau thau tom ban le dai gia thai lan quotvung tienquot mua doanh nghiep viet
Sau thương vụ mua lại Metro và Big C, doanh nghiệp Thái đang âm thầm thâu tóm doanh nghiệp Việt Nam (ảnh minh hoạ)

Về tổng vốn, hết 3 tháng đầu năm, vốn FDI của Thái Lan vào Việt Nam đã tăng gấp gần 20 lần so với cùng kỳ năm 2016, từ con số hơn 9,4 triệu USD (quý I/2016) lên 168 triệu USD quý I/2017. Chỉ sau 9 tháng, số vốn FDI của Thái Lan vào Việt Nam đã tăng gần 158 triệu USD (3.600 tỷ đồng).

Điều này đã giúp nâng vị trí nhà đầu tư Thái Lan từ thứ tự 26 lên vị trí thứ 8 trong tổng số hơn 70 quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Đồng thời, số vốn của Thái Lan tính đến thời điểm hiện nay đạt 8,1 tỷ USD, đứng thứ 10 trong số nước đầu tư lớn vào Việt Nam, cùng với 2 nước ASEAN khác là Singapore, Malaysia.

Cũng trong 3 tháng qua, các nước ASEAN đầu tư hơn 1,142 tỷ USD vào Việt Nam, đứng thứ 2 sau Hàn Quốc (3,7 tỷ USD) và đứng đầu trong các vùng và lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.

Đặc biệt, hai đối tác lớn trong ASEAN vẫn duy trì lượng vốn lớn khi đầu tư vào Việt Nam là Singapore và Thái Lan, trong khi Singapore là nhà đầu tư trực tiếp vào các ngành sản xuất công nghiệp, điện tử... còn các nhà đầu tư Thái Lan chọn hướng đi mua vào các cổ phần hoặc tham gia vào chiến dịch mua bán sáp nhập (M&A) của DN Việt Nam.

Tính đến ngày 20/3, các nước ASEAN có 3.219 dự án FDI còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 61,65 tỷ USD. Các dự án của các nước khu vực ASEAN đầu tư vào Việt Nam tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp chế biến chế tạo, chiếm khoảng 50% tổng vốn đầu tư đăng ký. Các nước dẫn đầu về vốn đầu tư từ khu vực ASEAN vào Việt Nam là Singapore, Thái Lan và Brunei.

Riêng trong quý I/2017 đã có 50 dự án cấp mới từ các nước khu vực ASEAN vào Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký 605,1 triệu USD; có 30 lượt dự án điều chỉnh vốn với tổng vốn đầu tư tăng thêm là 367,3 triệu USD. Cũng trong quý I đã có 116 lượt góp vốn, mua cổ phần của các nhà đầu tư tới từ các nước ASEAN với tổng giá trị vốn góp là 169,66 triệu USD.

Một điểm đáng chú ý, sau chiến dịch thâu tóm các hãng bán lẻ gây rúng động thị trường Việt Nam, các DN, đại gia Thái Lan tiếp tục mua vào cổ phần, cổ phiếu và bỏ vốn đầu tư vào DN Việt Nam mới bán vốn lần đầu. Đây là hướng đi chiến lược nhằm tìm hiểu thị trường, mua lại thương hiệu, kiếm lợi trước khi chính thức đặt chân kinh doanh ở Việt Nam.

Minh chứng là thời gian qua, các DN Thái đã tham gia vào các thương vụ mua bán như Vinamilk, Sabeco thông qua các đối tác góp vốn. Theo nhiều phân tích của các công ty chứng khoán Việt, sắp tới các DN gốc Thái rất quan tâm đến Việt Nam ở các lĩnh vực được nhà đầu tư ưa thích là: bán lẻ, tiêu dùng nhanh, bất động sản đô thị - nghỉ dưỡng, năng lượng sạch, dược phẩm và viễn thông....

Những ngành trên rất có thể là lĩnh vực mà các DN Thái bỏ vốn mạnh. Đặc biệt bối cảnh năm 2017, với hàng loạt DN lớn của Việt Nam bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) như Mobifone, PV Oil, Satra, Becamex IDC…, các nhà đầu tư Thái không chịu đứng ngoài cuộc so với Nhật Bản, Hàn Quốc hay Trung Quốc mới đây.

Nguyễn Tuyền

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.