|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Hậu Giang: Người nuôi heo huề vốn hay thua lỗ là chuyện không hiếm

07:59 | 21/06/2022
Chia sẻ
Sau dịch tả heo châu Phi, người nuôi heo luôn đối mặt với bài toán chi phí sản xuất tăng cao, trong khi giá heo hơi lại ở mức thấp, huề vốn hay thua lỗ là chuyện không hiếm hiện nay.

Theo báo Hậu Giang, người chăn nuôi cho biết, gần đây giá thức ăn chăn nuôi biến động theo chiều hướng tăng, đầu ra của sản phẩm chăn nuôi lại không ổn định và ở mức thấp. Mặt khác, những hộ nuôi heo theo hình thức nhỏ lẻ, tự phát có tiềm lực tài chính yếu, không cân đối được giữa chi phí đầu tư và lợi nhuận nên chủ động giảm quy mô đàn xuống thấp.

Số khác, dù vẫn bám trụ, nhưng chuyển sang hình thức nuôi heo nái bán con giống. Người chăn nuôi cho biết, hiện nay giá heo con giống trên thị trường chỉ khoảng 1 triệu đồng/con (trọng lượng từ 10kg - 12kg) nhưng bán rất chậm do nhu cầu tăng đàn ít.

Bà Nguyễn Thành Y, hộ chăn nuôi tại huyện Long Mỹ (Hậu Giang), cho biết nguyên nhân chính vẫn là do thức ăn chăn nuôi tăng nhiều đợt, còn heo hơi vẫn ở mức thấp, hiện nay chỉ 53.000-54.000 đồng/kg. Thấy nuôi heo thịt không có lời, tôi chuyển sang nuôi heo nái, bán con giống, nhưng cũng khó bán, hiếm người tìm mua".

Thực tế, sau dịch tả heo châu Phi thì người nuôi heo luôn đối mặt với bài toán chi phí sản xuất tăng cao, trong khi giá heo hơi lại ở mức thấp, huề vốn hay thua lỗ là chuyện không hiếm hiện nay.

Vừa mới xuất chuồng xong lứa heo 10 con với sản lượng 1,2 tấn, bán với giá 53.000 đồng/kg nhưng sau khi hạch toán lại các khoản chi phí thức ăn, con giống và công chăm sóc, tính ra lứa heo này bà Nguyễn Thị Phỉ, huyện Phụng Hiệp chỉ huề vốn.

Mặt khác, hiện nay các cửa hàng vừa thông báo giá thức ăn chăn nuôi heo đồng loạt tăng 30.000 đồng/bao 25kg khiến hộ chăn nuôi cũng e dè khi tái đàn lứa mới.

Bà Phỉ cho biết: “Người chăn nuôi gặp khó đủ bề, dù giá heo hơi có tăng nhẹ nhưng thức ăn cũng tăng cao hơn. Người chăn nuôi mãi loay hoay với bài toán lợi nhuận do mình không quyết định được giá, còn thức ăn thì cứ tăng liên tục. Khi heo xuất chuồng trúng giá thì có lãi mà thấp giá thì lỗ nặng”.

Anh Nguyễn Hoàng Vũ, ở xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp, cho biết: “Nếu đầu tư 10 con heo giống, quá trình nuôi chỉ cần hao hụt một con là người dân đã lỗ. Còn nếu tỷ lệ đạt đầu con, nhưng với giá thức ăn như hiện nay thì huề vốn. Hiện tại người nuôi heo rất đắn đo khi tái đàn”.

Theo Cục Chăn nuôi, lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, chịu ảnh hưởng trực tiếp từ biến động giá nguyên liệu trên thế giới. Nguồn nguyên liệu còn phụ thuộc là do năng lực sản xuất nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong nước còn hạn chế, công nghệ sản xuất và quản lý thức ăn chăn nuôi còn thiếu đồng bộ, nhiều cơ sở sản xuất quy mô nhỏ lẻ, thủ công.

Do đó, Bộ NN&PTNT cũng đã đề nghị các đơn vị trực thuộc phối hợp với các địa phương tiếp tục phát triển các chuỗi liên kết trong chăn nuôi, giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi trong nước, phục vụ xuất khẩu. Bên cạnh đó, đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ trong quản trị sản xuất các lĩnh vực của ngành chăn nuôi…

Như Huỳnh

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.