|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Hành vi người tiêu dùng thay đổi, marketing ứng biến thế nào dưới góc nhìn sếp truyền thông Nestlé Việt Nam?

21:05 | 11/05/2022
Chia sẻ
Chia sẻ tại một sự kiện mới đây, sếp truyền thông Nestlé Việt Nam đã gợi ý về hướng tiếp cận mới cho lĩnh vực marketing trong bối cảnh hành vi của người tiêu dùng đã thay đổi chóng mặt sau đại dịch.

Ông Hoàng Đạo Hiệp - Giám đốc truyền thông và dịch vụ tiếp thị của Nestlé Việt Nam chia sẻ trước thềm sự kiện CEO & CMO Summit năm 2022. (Ảnh: MMA Việt Nam).

Ngày 11/5, tại cuộc họp báo cho sự kiện CEO & CMO Summit vào tháng 6 tới, khi được hỏi về những thay đổi trong lĩnh vực marketing hậu COVID-19, ông Hoàng Đạo Hiệp - Giám đốc truyền thông và dịch vụ tiếp thị của Nestlé Việt Nam, cho rằng đại dịch đã khiến một số thứ thay đổi mãi mãi, trong khi số khác đã trở thành thói quen.

Theo vị giám đốc, đáng chú ý nhất có xu hướng người lao động không đến văn phòng vật lý làm việc, những chuyển biến trong hành vi người tiêu dùng và sự lên ngôi của các kênh social (truyền thông xã hội) mới. Trong đó, việc thói quen người tiêu dùng và các kênh social thay đổi đóng vai trò khá quan trọng đối với ngành marketing.

"Về hành vi người tiêu dùng, mọi người đang ngày càng để ý hơn đến các sản phẩm hướng đến sức khỏe và môi trường, chú trọng giá trị đồng tiền bỏ ra, dẫn đến các sản phẩm dùng bên ngoài được tiêu thụ ít đi, trong khi những mặt hàng dùng trong nhà tăng lên", ông Hiệp nói.

"Ngoài ra, một số kênh social, nền tảng như Zalo cũng phát triển rất mạnh trong môi trường giãn cách xã hội. Song, sau khi kết thúc các hạn chế COVID, việc sử dụng những nền tảng này lại dần trở thành thói quen của người tiêu dùng", cựu Phó Tổng Giám đốc phụ trách marketing của SABECO, tiếp tục.

Nhìn về tương lai, ông Hoàng Đạo Hiệp cho rằng mọi thứ vẫn rất bất trắc cho các marketer, do đó việc nắm bắt, lường trước các tình huống (foresight) là rất cần thiết. Để làm được điều này, ngành marketing có thể tận dụng các bộ dữ liệu (data), đặc biệt là dưới sự hỗ trợ của các nền tảng như Google, và lên các kịch bản tiềm năng.

Khả Nhân

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.