|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Hàng không giá rẻ Malaysia đã lấn sân sang Thái Lan ra sao?

14:33 | 01/07/2018
Chia sẻ
Là một thị trường hàng không nhộn nhịp, có tính cạnh tranh cao với hàng chục hãng bay lớn nhỏ, tuy nhiên điểm thú vị của hàng không Thái Lan chính là ở kẻ dẫn đầu thị trường.

Trong hàng chục hãng bay đang tranh giành thị phần hàng không Thái Lan, cái tên đứng đầu lại không phải là một hãng hàng không của người Thái. Nắm tới 29,5% thị phần chính là Thai AirAsia, công ty con của AirAsia, hãng hàng không giá rẻ hàng đầu khu vực.

Tự tạo phân khúc thị trường

Hãng bay đến từ Malaysia không nghiễm nhiên ngồi trên vị trí cao nhất tại thị trường Thái Lan. AirAsia đã nhắm tới nước láng giềng từ rất sớm và nhanh chóng hiện diện tại đây từ năm 2004.

hang khong gia re malaysia da lan san sang thai lan ra sao
Thành công của Thai AirAsia đến từ việc tạo ra phân khúc thị trường riêng. Ảnh: AirAsia.

Tuy nhiên, mấu chốt tạo nên sự thành công của AirAsia khi đó tại Thái Lan lại nằm ở chiến lược kinh doanh. Trao đổi với Zing.vn, ông Santisuk Klongchaiya, Giám đốc điều hành của Thai AirAsia, nhận định thành công của hãng tại thị trường Thái Lan đến từ chính niềm tin cốt lõi "Tất cả mọi người đều có thể bay".

"Chúng tôi luôn giữ trong đầu rằng nền tảng cơ bản nhất của hãng chính là giúp việc di chuyển đường hàng không trở nên rẻ hơn, hợp túi tiền khách hàng hơn để những người chưa từng bay cũng sẽ có cơ hội khi chúng tôi gia nhập thị trường", ông Klongchaiya nói.

"Tinh thần này được hãng thể hiện thông suốt qua từng chiến dịch vận hành, marketing trong 14 năm qua tại thị trường Thái Lan", lãnh đạo hãng bay nước ngoài đầu tiên gia nhập thị trường Thái Lan khẳng định.

Việc tự mở một phân khúc khách hàng mới đã giúp Thai AirAsia không phải cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ khác cũng như nhanh chóng mở rộng thị trường, chiếm được thị phần riêng,

Mô hình hàng không giá rẻ cũng đã giúp Thai AirAsia kinh doanh khởi sắc với tổng doanh thu năm 2016 của hãng bay giá rẻ này lên tới 32,4 tỷ baht (934 triệu USD) và lợi nhuận ròng năm 2016 đạt 3,4 tỷ baht (98 triệu USD), tăng 71% so với năm 2015.

Cùng thời điểm đó, hãng hàng không quốc gia Thái Lan Thai Airways thông báo khoản lỗ ròng 445 triệu USD năm 2014, nâng núi nợ của hãng hàng không truyền thống này lên con số 5,9 tỷ USD, cao nhất trong số các hãng hàng không Đông Nam Á.

"Chúng tôi không có công thức bí mật nào để có được thành công này, tất cả đều là công sức của 5.000 nhân viên tại hãng, những người đã làm hết sức mình trong 14 năm qua", ông Klongchaiya chia sẻ.

Chứng minh tiềm năng của hàng không giá rẻ

Thời điểm năm 2004 khi hãng hàng không từ Malaysia nhắm tới thị trường Thái Lan, hàng không giá rẻ vẫn còn là một khái niệm mơ hồ và chưa thực sự phổ biến.

"Khi chúng tôi bước chân vào Thái Lan, mô hình kinh doanh hàng không giá rẻ vẫn còn là điều viển vông. Đi máy bay khi đó vẫn được xem là điển hình của phong cách sống xa hoa, dành riêng cho một bộ phận thượng lưu", giám đốc điều hành Thai AirAsia nhận định về thị trường Thái Lan khi đó.

hang khong gia re malaysia da lan san sang thai lan ra sao

"Hàng không giá rẻ khi đó bị gắn liền với định kiến về chất lượng cũng như độ tin cậy, và chúng tôi xác định rằng để chiến thắng tại thị trường Thái Lan, chúng tôi cần xóa bỏ định kiến đó. Việc là kẻ tiên phong trong mô hình hàng không giá rẻ tạo áp lực buộc chúng tôi phải có được niềm tin từ những khách hàng mà chúng tôi hướng tới", ông nói thêm.

Vị này cũng nhận định dù thị trường khi đó có tính cạnh tranh cao so với các nước trong khu vực, tuy nhiên nhờ ưu điểm của hàng không giá rẻ, hãng đã thành công trong việc tạo nên phân khúc khách hàng mới và sống khỏe nhờ thị phần tạo được.

"Chúng tôi không tập trung giành miếng bánh thị phần mà tự mình tạo ra thị phần riêng nhờ vào giá cả hợp lý", CEO của Thai AirAsia cho hay.

Sau năm 2004, thành công của Thai AirAsia tiếp tục được tập đoàn mẹ tại Malaysia nhân rộng và tiếp tục gặt hái thành quả tại nhiều thị trường trong khu vực.

Trong năm 2016, theo số liệu của New Airport Insider, có ít hơn 5 hãng giá rẻ trong khu vực Đông Nam Á hiện sinh lời trong tổng số khoảng 24 hãng. Con số này cho thấy mô hình hàng không giá rẻ không hề hoàn hảo và không phải là chiến lược chắc thắng.

Trao đổi với Zing.vn, một chuyên gia hàng không Việt Nam nhận định Thai AirAsia là trường hợp điển hình để các hãng hàng không giá rẻ có thể tìm cách lựa chọn và gia nhập một thị trường mới. "Thai AirAsia đã chọn đúng thời điểm, đúng chiến lược tiếp cận nên việc hãng đứng đầu thị trường sau 14 năm là không có gì khó hiểu", chuyên gia này cho hay.

Xem thêm


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Ngô Minh

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.