Điều gì khiến hãng hàng không giá rẻ Nhật Bản Vanilla Air dừng cuộc chơi tại Việt Nam?
Hãng Hàng Không giá rẻ Nhật Bản Vanilla (Vanilla Air) thông báo website Tiếng Việt sẽ ngừng hoạt động kể từ ngày 26/4/2018. Trước đó, hãng đã dừng các chuyến bay tại Việt Nam kể từ ngày 25/3.
Vanilla Air thành lập ngày 31/8/2011 với vốn điều lệ 7,5 tỷ Yên, có trụ sở tại Sân bay quốc tế Narita 2PTB, Chiba, Nhật Bản do Tập đoàn Hàng không ANA Holdingss sở hữu 100% vốn cổ phần.
Ảnh minh họa |
Cuộc cạnh tranh khốc liệt
Mới đây, ANA Holdings thông báo Peach Aviation hoạt động tại Sân bay Quốc tế Kansai và Vanilla Air hoạt động ngoài Narita sẽ bắt đầu chuẩn bị cho việc sáp nhập vào nửa sau của năm tài chính 2018 và hoàn tất vào năm 2019.
Chủ tịch Hội đồng quản trị của ANA Holdingss - Shinya Katanozaka chia sẻ: 'Hiệu suất kinh doanh của cả hai công ty đều rất tốt, thêm nữa lượng du khách nước ngoài đến Nhật Bản đang có xu hướng tăng mạnh”.
'Để tồn tại trong cuộc cạnh tranh khốc liệt, chúng tôi đã lựa chọn phương án này ', Shinichi Inoue, Giám đốc điều hành của Peach Aviation, người đã tham gia buổi họp báo cùng với đồng nghiệp mới Katsuya Goto - chủ tịch Vanilla Air tiết lộ.
Hãng hàng không Vanilla Aiir từng khai thác thành công đường bay từ Tokyo đến các quốc gia như Hàn Quốc, Hồng Kông trước khi chính thức hoạt động chặng bay từ Tokyo Narita và Đào Viên Đài Bắc đi TP HCM. Inoue cũng cho biết việc sáp nhập sẽ không mất đi tính độc lập, mà hãng sẽ tiếp tục hoạt động riêng biệt với Tập đoàn ANA.
“Chúng tôi đã có thương hiệu công ty riêng của chúng tôi, và khách hàng của chúng tôi hoàn toàn khác với ANA's. Khoảng 60% khách hàng của chúng tôi là phụ nữ và 65% là những người ở độ tuổi 20 và 30”, Inonue nói thêm.
Tính đến tháng 7 năm 2017 Vanilla Air có 14 tuyến bay trong nước và quốc tế, trong khi Peach có tương ứng 12 và 13 tuyến bay. Kể từ khi hãng hàng không giá rẻ đầu tiên Peach Aviation bắt đầu hoạt động vào năm 2012, thị trường này đã phát triển nhanh chóng bao gồm vài đối thủ lớn khác: Jetstar Japan, cùng thuộc sở hữu của Japan Airlines và Quantas của Australia, và AirAsia Japan, một đơn vị của Kuala Lumpur AirAsia.
Tháng 2 năm 2018, ANA Holdingss đưa ra chiến lược tăng trưởng mới năm năm sử dụng các hãng hàng không giá rẻ của mình nhằm nắm bắt nhu cầu gia tăng mạnh mẽ đến từ thị trường Châu Á.