|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Hàng hóa qua cảng biển Việt Nam sẽ đạt hơn 1,4 tỷ tấn vào năm 2030

07:15 | 27/01/2021
Chia sẻ
Tổng lượng hàng hóa thông qua cảng biển năm 2020 ước đạt hơn 689 triệu tấn, tăng 4% so với năm 2019 và tăng khoảng 8 lần so với năm 2000.

Thống kê của Cục hàng hải Việt Nam cho thấy tính đến tháng 12/2020, tổng số bến cảng được công bố tại Việt Nam là 286 bến cảng với khoảng 87,4 km dài cầu cảng, tổng công suất thiết kế trên 550 triệu tấn/năm.

Tổng lượng hàng hóa thông qua cảng biển năm 2020 ước đạt hơn 689 triệu tấn, tăng 4% so với năm 2019 và tăng khoảng 8 lần so với năm 2000 (thời điểm bắt đầu thực hiện quy hoạch cảng biển)

Theo dự báo tại quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 được duyệt tại Quyết định số 1037 ngày 24/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh, lượng hàng hóa thông qua cảng biển có thể đạt từ hơn 1,04 tỷ tấn đến gần 1,2 tỷ tấn. 

Trong đó, sản lượng hàng container được dự báo ước khoảng 406 - 467 triệu tấn (tương đương 35 - 41 triệu Teus).

Tuy nhiên, tại Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đang được Bộ GTVT lấy ý kiến, nhu cầu hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam tiếp tục được dự báo tăng.

Cụ thể, tại quy hoạch lần này, mức dự báo tổng sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam đến năm 2030 ước khoảng hơn 1,1 tỷ tấn đến hơn 1,4 tỷ tấn. Hàng container dự báo từ 455 - 559 triệu tấn (tương đương gần 38 triệu đến gần 47 triệu Teus).

Trong đó, nhu cầu hàng hóa thông qua nhóm cảng biển số 1 (từ Quảng Ninh đến Ninh Bình) dự báo từ gần 305 triệu tấn đến hơn 367 triệu tấn; Nhóm cảng biển số 2 (từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế) từ 172 triệu tấn đến hơn 255 triệu tấn.

Nhóm cảng biển số 3 (từ Đà Nẵng đến Bình Thuận) từ 138 triệu tấn đến hơn 180 triệu tấn; Nhóm cảng biển số 4 (các cảng biển Vùng Đông Nam Bộ, bao gồm cả Côn Đảo và cảng biển Long An) từ 460 triệu đến hơn 540 triệu tấn; Nhóm cảng biển số 5 (các cảng biển vùng ĐBSCL) từ khoảng 79 triệu tấn đến hơn 250 triệu tấn.

Dự báo đến năm 2050, sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam đạt từ hơn 2.850 triệu tấn đến hơn 3.350 triệu tấn. Trong đó, hàng container dự báo đạt từ hơn 1 tỷ tấn đến gần 1,7 tỷ tấn (tương đương từ gần 89 triệu Teus đến hơn 138 triệu Teus).

“Dự báo trên được căn cứ theo báo cáo định hướng phát triển KT-XH của Bộ Kế hoạch Đầu tư và dựa trên một số nghiên cứu tính toán đã dự báo tốc độ tăng trưởng GDP của Việt nam từ 2016 đến năm 2050 có tốc độ tăng trưởng bình quân là 5,1%/năm”, Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 nêu.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Như Huỳnh

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.