|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Hãng hàng không lớn thứ hai của Pháp Aigle Azur đệ đơn xin phá sản

07:47 | 06/09/2019
Chia sẻ
Sau nhiều năm thua lỗ hàng triệu euro, Aigle Azur đã đệ đơn xin phá sản ngày 2/9 vừa qua và phải chịu sự quản lí tài sản.
ttxvn0509-aigle_azur

Máy bay của Hãng hàng không lớn thứ hai Pháp Aigle Azur cất cánh tại sân bay Lille ở Lesquin, miền Bắc Pháp. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ngày 5/9, hãng hàng không lớn thứ hai của Pháp Aigle Azur thông báo ngừng một số tuyến bay và ngừng hoàn toàn việc bán vé mới từ ngày 10/9 tới, sau khi đệ đơn xin phá sản và bắt đầu phải chịu sự quản lý tài sản từ tuần này.

Trong thông cáo trên trang mạng của mình, Aigle Azur cho biết: "Chúng tôi thông báo với tất cả hành khách đến và đi từ Sao Paulo, Bamako và Porto rằng tất cả các chuyến bay đã bị hủy."

Hãng cũng xin lỗi khách hàng về việc này. Trong một thông cáo khác, Aigle Azur cho biết hãng cũng sẽ ngừng việc bán vé đối với tất cả các chuyến bay từ ngày 10/9 tới, tức một ngày sau hạn chót hãng bị đưa ra đấu giá.

Sau nhiều năm thua lỗ hàng triệu euro, Aigle Azur đã đệ đơn xin phá sản ngày 2/9 vừa qua và phải chịu sự quản lý tài sản.

Trong khi các chuyến bay đến các địa điểm ở Brazil, Mali và Bồ Đào Nha hiện phải ngừng, thị trường chính chiếm đa số hoạt động của hãng là Algeria không bị ảnh hưởng.

Tuy nhiên, Aigle Azur cho biết các quy định về phá sản sẽ buộc hãng phải dần dần ngừng phục vụ các chuyến bay thông thường.

Aigle Azur sử dụng 1.150 nhân viên. Cổ đông lớn nhất của Aigle Azur là Tập đoàn HNA của Trung Quốc (sở hữu 49% cổ phần), cũng là tập đoàn sở hữu hãng hàng không Hainan Airlines.

Tiếp đó là ông chủ ngành hàng không Mỹ David Neeleman nắm giữ 32% cổ phần. Ông này cũng đầu tư vào nhiều hãng hàng không khác, trong đó có JetBlue và TAP Air Portugal.

Doanh nhân người Pháp Gerard Houa sở hữu 19% cổ phần.


Bích Liên

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.