|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Hai kịch bản cho VN-Index trong tháng 3

09:59 | 05/03/2023
Chia sẻ
Trong kịch bản tích cực, thị trường bước vào mùa đại hội đồng cổ đông và có thêm thông tin hỗ trợ trợ giúp VN-Index tạo nền và quay trở lại vùng tích lũy trên 1.050 điểm.

Theo báo cáo vĩ mô và thị trường công bố mới đây của Chứng khoán BIDV (BSC), diễn biến tiêu cực từ thị trường thế giới và khối ngoại quay lại bán ròng khiến cho VN-Index hụt hơi khi tiếp cận 1.100 điểm, giảm dần với thanh khoản thấp.

Cùng với suy yếu dòng vốn ngoại, vốn nội tham gia thị trường cũng giảm sút do thiếu các thông tin hỗ trợ. Các giải pháp đề xuất hỗ trợ thị trường bất động sản cũng chưa được triển khai sau nhiều kỳ họp.

VN-Index và HNX-Index lần lượt giảm 7,8% và 9%, lấy đi toàn bộ mức tăng điểm trong tháng 1. Các chỉ số đều giảm dưới vùng tích lũy quanh đỉnh ngắn hạn.

P/E VN-Index kết thúc tháng 2 ở mức 11,38 lần, giảm 5,8%% so với tháng 1. P/E VN-Index xếp thứ 4 của châu Á, trong khi P/E HNX-Index ở mức 19,1 lần, đứng thứ 16 khu vực. P/E VN-Index dự báo vận động trong vùng 11,5 - 12 trong kịch bản tích cực khi VN-Index quay trở lại vùng tích lũy 1.050 – 1.100 điểm.

Nguồn: Bloomberg, Fiinpro, BSC Research.

Diễn biến giằng co và suy yếu dần vào cuối tháng tháng. Vốn hóa trên toàn thị trường giảm 6,9% về mức 5,3 triệu tỷ đồng. Mức sụt giảm vốn hóa không tương đồng với mức giảm điểm nhờ một vài cổ phiếu lớn ngành ngân hàng giữ giá tốt.

Thanh khoản trong tháng 2 tiếp tục xu hướng giảm so với tháng 1/2023, cụ thể thanh khoản trung bình thị trường giảm 3%, cho dù tháng 2 là tháng có giao dịch thấp do vướng kỳ nghỉ lễ.

Gía trị giao dịch bình quân tháng 2 trên toàn thị trường đạt 465 triệu USD/phiên. Giao dịch nhìn chung thấp đều qua các phiên và ghi nhận những phiên giao dịch thấp nhất kể từ đầu năm, ngoại trừ có phiên giao dịch trên 20 nghìn tỷ vào đầu tháng 2. Thanh khoản dự báo dao động ở mức 0,6 tỷ USD/phiên sau khi thị trường cân bằng ở vùng giá sâu và hướng về vùng tích lũy trên 1.050 điểm. 

Dự báo về diễn biến thị trường tháng 3, BSC đưa ra hai kịch bản cho VN-Index.

Với kịch bản 1, hoạt động sản xuất kinh doanh hồi phục dần sau nhịp chững đầu năm từ các thị trường nhập khẩu chủ chốt trước tâm lý lo ngại suy thoái. Giải ngân đầu tư công đẩy mạnh, tạo hiệu ứng lan tỏa. Mặt bằng lãi suất có dấu hiệu giảm dần gỡ khó cho hoạt động sản xuất, tiêu dùng và đầu tư.

Khối ngoại giảm dần hoạt động rút ròng và quay lại mua ròng ở nửa sau tháng 3 với sự trở lại mua ròng từ các quỹ ETF. Thị trường bước vào mùa đại hội đồng cổ đông và có thêm thông tin hỗ trợ trợ giúp VN-Index tạo nền và quay trở lại vùng tích lũy trên 1.050 điểm. 

Với kịch bản 2, Fed duy trì quan điểm tăng lãi suất mạnh hơn dự báo của thị trường nhằm chống lại lạm pháp. Biến động tiêu cực từ thị trường quốc tế khiến dòng vốn ngoại rút ròng, áp lực lên ổn định vĩ mô cũng như nỗ lực giảm mặt bằng lãi suất cho nền kinh tế của hệ thống ngân hàng.

Thanh khoản tiếp thu gọn và áp lực của khối ngoại bán ròng tiếp tục gia tăng. VN-Index có thể quay trở lại kiểm tra vùng 980 – 1.000 điểm.  

Nguồn: Tradingview, BSC Research.

Thu Thảo

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.