|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

GS Nguyễn Mại: Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam cần chọn lựa để tích lũy

08:41 | 02/02/2017
Chia sẻ
Doanh nghiệp Việt Nam đang phát triển về số lượng, công nghiệp hỗ trợ Việt Nam cũng đang dần có những tiến bộ, tuy nhiên, vẫn còn những thách thức phải đối mặt để cộng đồng này phát triển lớn mạnh. Phóng viên có cuộc trao đổi với GS Nguyễn Mại về hướng phát triển doanh nghiệp năm 2017.
gs nguyen mai cong nghiep ho tro viet nam can chon lua de tich luy
GS. TSKH Nguyễn Mại – Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.

Nói về năm 2016, theo GS có chuyển biển gì đặc biệt đối với nền kinh tế và cộng đồng doanh nghiệp?

- Năm 2016 diễn ra một loạt những kiện lớn như đại hội Đảng, bầu cử Quốc hội, bầu cử hội đồng nhân dân rồi thành lập Chính phủ mới. Thường Chính phủ mới cần một thời gian để bắt đầu hành động, tuy nhiên, năm nay có một cái khác cơ bản từ khi thành lập mới Chính phủ mới bắt tay vào hành động ngay.

Cuộc gặp đầu tiên của Thủ tướng và Chính phủ mới là cuộc gặp doanh nghiệp. Điểm đặc biệt từ xưa đến nay chưa từng có đó là có sự tham gia trực tiếp của đại diện 1.000 doanh nghiệp chưa kể 18.000 – 19.000 doanh nghiệp đối thoại trực tuyến. Chúng ta có nửa triệu doanh nghiệp, như vậy đã có 40% trong số doanh nghiệp tham gia vào cuộc họp. Đây là một dấu mốc rất quan trọng chứng tỏ Chính phủ quan tâm đến doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ "dễ thở" hơn, có môi trường kinh doanh thuận lợi hơn.

Thời gian qua, Chính phủ ban hành Nghị quyết 39 cải cách hoạt động của bộ máy Nhà nước, Thủ tướng liên tục cổ vũ khởi nghiệp, chỉ đạo làm nhanh Luật hỗ trợ Doanh nghiệp vừa và nhỏ. Điều đó thể hiện mong muốn của Chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp có niềm tin rất lớn.

Những điều này ngay lập tức chưa mang lại kế quả nhưng sẽ khắc phục được những thiệt hại doa thiên tai hạn hán gây ra.

Như ông nói, năm 2016 đã có những bước tiến và niềm tin cho doanh nghiệp. Liệu còn thách thức trong năm 2017 thưa ông?

- Năm 2016 một con số được nhắc rất nhiều là 110.000 doanh nghiệp mới ra đời. Đây là con số doanh nghiệp thành lập lớn nhất từ trước tới nay. Tuy nhiên, không chỉ nhắc tới 110.000 doanh nghiệp thành lập mới còn phải nhắc tới 70.000 - 80.000 doanh nghiệp ngừng hoàn động và 20.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động. Như vậy có khoảng 50.000 doanh nghiệp đang thực sự bắt tay vào hoạt động.

Con số trên nói lên hai điều. Thứ nhất, người dân tin vào môi trường kinh doanh. Từ con số doanh nghiệp hoạt động đó, nếu tiếp tục mở rộng thì đến năm 2020 có một triệu doanh nghiệp trong đó có cả doanh nghiệp lớn là điều có thể thức hiện được.

Tuy nhiên, điều thứ hai cần lưu ý đó là con số 110.000 doanh nghiệp đó chỉ là khởi đầu. Cần phải quan tâm đén cả các doanh nghiệp đang tồn tại. Hơn nửa triệu doanh nghiệp tư nhân của chúng ta tới 75% là siêu nhỏ, 5 - 7% là doanh nghiệp nhỏ. Các doanh nghiệp này có chung đặc điểm ít vốn, kinh doanh khó khăn, khi gặp sự cố bất ngờ khó chống đỡ.

Vậy theo ông nên làm gì để khắc phục những khó khăn này?

- Tôi nghĩ Chính phủ phải hướng về các doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ - những doanh nghiệp mà hiện nay nhà xưởng còn không có, chỉ kịp mua máy móc sản xuất. Bất cập nhất hiện nay là hệ thống thuế. Đối với doanh nghiệp mà vốn từ 10 – 100 tỷ đồng, nếu không có hệ thống thuế riêng tích lũy ban đầu để mở rộng sản xuất thì số lượng doanh nghiệp chỉ có thể đông mà không mạnh.

Thứ hai là hệ thống tín dụng cho doanh nghiệp. Tăng trưởng tín dụng của chúng ta năm qua hơn 18% nhưng câu hỏi đặt ra là tín dụng ấy đang hướng vào đối tượng nào? 80% doanh nghiệp chỉ được hưởng có 20% tín dụng. Có lẽ nào tăng trưởng tin dụng này đang hướng vào các doanh nghiệp đại gia... còn doanh nghiệp nhỏ vẫn chưa thể tiếp cận được.

Hai thứ là thuế và hệ thống tin dụng cần phải được cân nhắc chú trọng.

Năm 2016, chúng ta thu hút được lượng vốn FDI rất lớn, nhưng cũng có ý kiến cho rằng doanh nghiệp Việt chưa tận dụng được bao nhiêu? Liệu rằng đầu tư FDI có thực sự mang lại kết quả tối ưu cho phát triển kinh tế Việt Nam?

- Tôi cho rằng nếu có thông tin thực tế mọi người sẽ không nói vậy, trước hết người ta chỉ chú trọng đến công nghiệp hỗ trợ chứ chưa hiểu rõ tác động lan tỏa của FDI. Một ví dụ rất đơn giản, người dân Bắc Ninh từ khi có Samsung có thể mở rộng kinh doanh phục vụ cho khu công nghiệp, người có khách sạn nhỏ có đã có thể nâng sao khách sạn. Đây chính là tác động lan tỏa mà đầu tư FDI mang lại.

Hay như phong trào khởi nghiệp, cũng có ý kiến chê giới trẻ đi vào khởi nghiệp quá nhanh khi mới ra trường ngoài một ý tưởng lớn không hề có kinh nghiệm, có nguồn lực. Đây là một cảnh báo cho những người quá hăng hái mà thiếu sự chuẩn bị, tuy nhiên theo tôi đừng làm thui chột một phong trào rất tốt hiện nay. Như vậy phải nhìn nhận, tất cả những điều đó nếu không có hội nhập, không có hiệu ứng từ thung lũng Silicon, từ môi trường đầu tư Singapore... sẽ không có hành động, khởi nghiệp như vậy.

Nói trực tiếp về công nghiệp hỗ trợ tôi có thể kể ví dụ, Samsung xây dựng nhà máy đầu tiên ở Bắc Ninh năm 2007, đến năm 2014 mở rộng nhà máy ở Bắc Ninh và Thái Nguyên với khoảng 100.000 lao động. Khi đó chỉ có 87 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ cho hai nhà máy này nhưng phần lớn là doanh nghiệp Hàn Quốc. Chỉ có 8 doanh nghiệp Việt Nam vẫn chủ yếu làm bao bì.

Nhưng đến năm 2015, khi Samsung được chứng nhận đầu tư ở TP HCM sản xuất đồ điện gia dụng, họ đã cử chuyên gia hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam giảm thiểu tồn kho, sử dụng công nghệ hiện đại. Hiện tại đã có 195 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ cho Samsung.

Có thể thấy doanh nghiệp Việt chưa đủ năng lực hỗ trợ trình độ công nghệ cao như máy tính bảng, điện thoại thông minh. Bởi tham gia hỗ trợ mảng này cần vốn vài chục triệu USD, đòi hỏi sự thay đổi về công nghệ rất nhanh. Nhưng đến những sản phẩm như tủ lạnh, máy giặt, doanh nghiệp hỗ trợ Việt Nam tăng rất nhanh, 195 doanh nghiệp trong vòng một năm.

Theo tôi, chúng ta phải chọn cái gì làm công nghiệp hỗ trợ. Phải vừa sức vừa tầm, làm dần từ những cái nhỏ. Công nghệ Việt Nam hoàn toàn làm chủ được xe máy, ô tô, điện lạnh nhưng cao hơn như máy tính bảng cần tích lũy dần.

Chúng ta phải kết nối doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài theo chuỗi giá trị. Cần làm từng bước, đừng vội vàng. Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đang tiến bộ, đừng đánh giá năm 2016 giống như những năm trước.

Xin chân thành cảm ơn ông!

gs nguyen mai cong nghiep ho tro viet nam can chon lua de tich luy Kỷ lục 110.000 doanh nghiệp mới: Chủ yếu đi từ hộ gia đình

Thái Hoàng