|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Goldman Sachs: Ông hoàng tài chính đã rời khỏi ngai vàng

10:03 | 04/02/2020
Chia sẻ
Ngân hàng Goldman Sachs dường như đang đánh mất vị thế một thời và tụt hậu trước các đối thủ.

Trong Goldman Sachs chính của nó là đặc biệt. Mười lăm năm trước, ngay trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, ngân hàng này dễ dàng vượt qua đối thủ Phố Wall của mình, giành được các giao dịch sinh lợi nhất và thực hiện các giao dịch có lợi nhất, theo Economist.

Goldman dường như là một cỗ máy in tiền cho cả cổ đông và nhân viên. Dù cuộc khủng hoảng cũng gây thiệt hại ít nhiều cho công ty và toàn bộ ngành ngân hàng, họ đã xử lí tương đối tốt. Tuy nhiên, dường như thành công khiến họ trở nên kiêu ngạo và trong khi các ngân hàng khác phải vật lộn với đủ mọi mánh khóe để thu hút các nhà đầu tư, Goldman vẫn duy trì tính độc quiền cao cấp và nhiều bí mật.

Thời thế đã thay đổi. Trong tuần trước, công ty lần đầu tiên tổ chức “Ngày đầu tư” do David Solomon chỉ trì. Ông là người tiếp quản vị trí giám đốc điều hành vào năm ngoái sau một thời gian dài tổ chức hoạt động kém hiệu quả. 

Goldman Sachs: Ông hoàng tài chính đã rời khỏi ngai vàng - Ảnh 1.

Một USD đầu tư vào Goldman năm 2010 sẽ có giá trị khoảng 1,60 USD hiện nay. Ảnh: Bloomberg

1 USD đầu tư vào Goldman năm 2010 sẽ có giá trị khoảng 1,60 USD hiện nay thấp hơn nhiều so với 1 USD cổ phiếu cho S&P 500 sẽ có giá trị 3,6 USD và cho JPMorgan Chase là 4,1 USD. Goldman đã trở thành một kẻ lạc hậu.

Tình trạng khó khăn này phản ánh hai thay đổi lớn trong giới ngân hàng phương Tây. 

Một là lợi nhuận giảm dần của hoạt động thị trường vốn với phần lớn nguyên nhân là do các qui tắc quản lí chặt chẽ hơn bao gồm tiêu chuẩn vốn cao hơn đối với hoạt động rủi ro và hình phạt cho các đơn vị cho vay đang dựa vào thị trường nợ để cấp vốn. 

Thứ hai là vai trò ngày càng tăng của công nghệ trong ngành tài chính. Người tiêu dùng và khách hàng doanh nghiệp vay vốn đang dần chuyển sang ngân hàng số. Điều này dường như mang lại lợi thế nhanh chóng cho những ngân hàng lớn có thể hỗ trợ ngân sách khổng lồ và cho các công ty công nghệ lớn có nguồn khách hàng khổng lồ tiềm năng sẵn sàng mua sản phẩm tài chính. Đó là những gì đang diễn ra tại châu Á vài năm trở lại đây.

Nhưng Goldman đã bỏ lỡ những xu hướng này. Khi so sánh hiệu suất của Goldman với JPMorgan Chase - một công ty dịch vụ tài chính trọn gói khổng lồ, Goldman vẫn đang phải vật lộn với những sai lầm về tuân thủ luật pháp trong quá khứ. Họ dự kiến sẽ phải trả hàng tỉ USD tiền phạt cho vụ bê bối 1MDB ở Malaysia. 

Trong khi đó, chi phí tài trợ của họ lại cao hơn JPMorgan Chase (1,95% so với 1,25% trong năm 2018). Tỉ lệ chi phí trên doanh thu (CIR) cũng kém hơn và không có gì đáng ngạc nhiên, lợi nhuận trên vốn sở hữu hữu hình và thước đo lợi nhuận chỉ đạt 11% trong năm 2019 so với 19% của đối thủ. 

Đối với các cổ đông của Goldman, điều an ủi duy nhất là hoạt động của họ vẫn tốt hơn so với các ngân hàng của Châu Âu. Trong một báo cáo quí gần đây nhất, lợi nhuận Barclays chỉ đạt 10%, Credit Suisse 9% và Deutsche Bank báo lỗ.

Một phần trong kế hoạch mới của Solomon là sao chép mô hình của JPMorgan Chase: cung cấp hàng loạt các dịch vụ và tài trợ có qui mô lớn hơn. Goldman muốn mở rộng Marcus (bộ phận tiêu dùng đang phát triển nhanh chóng và một nhánh ngân hàng có chức năng giao dịch) vận chuyển tiền trên khắp thế giới cho các doanh nghiệp. 

Họ cũng có kế hoạch thu hút nhiều tiền gửi - cách tiết kiệm nhất để tăng vốn cho các ngân hàng và thuê một đội ngũ chuyên gia công nghệ. Với tất cả những nỗ lực này, Goldman hi vọng sẽ nâng tỉ lệ hoàn vốn trên vốn chủ sở hữu lên 14%.

Đại diện Goldman tuyên bố đã nhận ra tính cấp thiết của cải cách cơ bản và rất tự tin về việc đã chuyển đổi thành công văn hóa máy móc lạc hậu trước đây sang cách thức tuyển dụng đa dạng và linh hoạt hơn. 

Nhưng thực tế đã thay đổi bao nhiêu vẫn là thách thức. Họ tiếp tục phân bổ một nửa số vốn cho hoạt động giao dịch truyền thống một thời bất chấp lợi nhuận tồi tệ. 

Thêm vào đó, họ vẫn chi 12 tỉ USD một năm để thưởng nhân viên ngay cả khi công ty chỉ kiếm được 8 tỉ USD cho các cổ đông vào năm 2019. Cho đến nay các nhà đầu tư vẫn nghi ngờ sổ sách kế toán được công bố của Goldman.

Nếu quá trình tái cấu trúc của Goldman không thành công, một thỏa thuận cuối cùng phải được thực hiện. Chẳng hạn việc hợp nhất Wells Fargo và Goldman sẽ cho ra đời một tổ chức tương tự như JPMorgan Chase (với bảng cân đối có qui mô tương tự). 

Ở Mỹ, các nhà quản lí và một số chính trị gia đang nghi ngờ các ngân hàng lớn. Ở châu Âu, nơi ngành tài chính đang rơi vào hỗn loạn, tâm lí của giới đầu tư và các ban lãnh đạo đã thay đổi. Liên doanh và sáp nhập được khuyến khích. Ít nhất các cố vấn mua bán và sáp nhập Goldman sẽ tham gia vào bất kì hoạt động nào trong tương lai gần nếu không thể cứu vãn tình hình.

Thu Phương

Sự kiện chứng khoán nổi bật 2024: Thách thức mốc 1.300 điểm, khối ngoại bán ròng kỷ lục, VNDirect bị hacker quốc tế tấn công
Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục tăng trưởng năm thứ hai liên tiếp (2023 - 2024). Cùng điểm lại những sự kiện đáng chú ý nhất ngành chứng khoán trong năm qua như sự kiện nhà đầu tư nước ngoài bán ròng kỷ lục, hệ thống của VNDirect bị hacker quốc tế tấn công.