Tính đến cuối tháng 11/2023, các ngân hàng thương mại đã cam kết giải ngân 5.000 tỷ đồng của chương trình tín dụng 120.000 tỷ và đã giải ngân xong 428 tỷ đồng.
Thời điểm mới được công bố, gói tín dụng 120.000 tỷ được kỳ vọng sẽ tạo cú huých cho thị trường bất động sản tương tự giai đoạn 2013. Tuy nhiên, sau 6 tháng triển khai, thị trường đã phản ứng không như kỳ vọng.
Agribank đã cam kết cho vay một dự án nhà ở xã hội tại Quảng Ninh với số tiền 950 tỷ đồng và đang tiếp cận gần 10 dự án khác. Còn BIDV đã tài trợ cho một dự án tại Phú Thọ với số tiền cấp tín dụng khoảng 95 tỷ đồng.
Có 9 UBND cấp tỉnh công bố danh mục 17 dự án đủ điều kiện vay theo Chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng. Các dự án có tổng vốn đầu tư 16.839,1 tỷ đồng; trong đó, nhu cầu vay vốn là 8.920,45 tỷ đồng.
Theo Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Ngân hàng Nhà nước mong muốn các địa phương khẩn trương rà soát phê duyệt danh mục các dự án để đăng công khai, từ đó các ngân hàng thương mại có cơ sở xem xét cho vay.
Tính đến nay mới có rất ít địa phương thực hiện công bố, công khai trên Cổng thông tin điện tử danh mục các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân để các ngân hàng thương mại có cơ sở áp dụng cho vay gói 120.000 tỷ đồng.
Mặc dù gói tín dụng 120.00 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi đã sẵn sàng nhưng các chuyên gia cho rằng sẽ khó có thể giải ngân hiệu quả bởi phân khúc nhà ở xã hội, nhà ở công nhân vẫn thiếu nguồn cung.
Bà Lisa Cook cho rằng điều chỉnh tỷ lệ lãi suất về mức trung lập có thể là điều phù hợp trong thời gian tới, song quyết định cụ thể sẽ phụ thuộc vào các dữ liệu kinh tế mới.