[Góc nhìn môi giới] Lựa chọn đầu tư tại Việt Nam 2017
Dựa trên các phân tích trên, những kênh nên đầu tư trong năm 2017 là:
- Đồng tiền USD: Mua đồng USD/ Bán đồng VND
- Cổ phiếu thuộc các chủ đề sau:
1) Vốn hoá lớn trong Top 30 của Index, mới niêm yết, có room cho NĐTNN Mua: cách đầu tư này thiên về Index Weight tương tự như chiến lược đầu tư “Dogs of the Dow” của Michael Higgins áp dụng cho các khoản đầu tư dài hạn, lợi tức cao, rủi ro thấp áp dụng cho khoản đầu tư nhỏ nhất $ 5.000usd hay hàng triệu USD bằng cách chọn lựa 10 cổ phiếu có lợi tức bằng tiền cao nhất trong 30 cổ phiếu thuộc chỉ số DowJones đầu mỗi năm. Chiến lược này là trọng tâm của việc đầu tư giá trị khác với cách các nhà đầu tư thường có xu hướng giao dịch chủ động để đánh bại các chỉ số hoặc quá chú tâm vào các thông tin trên thị trường.
30 cổ phiếu lớn nhất trong VN-Index sẽ thay đổi đáng kể khi nhiều công ty mới niêm yết trong năm sau, do vậy dù lựa chọn theo cách đầu tư nào cũng cần làm mới danh sách 30 công ty lớn nhất liên tục.
Bộ lọc cổ tức của 30 công ty lớn nhất Việt Nam đã đưa ra lựa chọn phân bổ số vốn đầu tư thành 10 phần bằng nhau vào 10 công ty trả cổ tức cao nhất theo phương pháp này:
Note: back test lại kết quả performance của chiến lược này vào ngày 23/9/2015 đến 23/12/2016 danh mục này đạt lợi tức trung bình 9,8% cao hơn VN30 (5,2%) nhưng thấp hơn VN Index (15,7%) trong khoản thời gian này do 3 cổ phiếu vốn hoá lớn là VNM, SAB có mức tăng trưởng ấn tượng do yếu tố tâm lý nhưng lợi tức bằng tiền được chia thấp nên không nằm trong danh mục của chiến lược này.
2) Nằm trong ngành tăng trưởng dựa vào dân số tiêu dùng 95 triệu dân gồm các chủ đề: Thức uống (Sabeco, Nước giải khát Yến Sào,..), Tiêu dùng ( Điện thoại _Bách hoá- MWG), di chuyển (Vietjet, Vietnam Airline, ACV, Trường Hải Auto): Đây luôn là một chủ đề lớn mà các nhà đầu tư trực tiếp và gián tiếp đều ưa thích nhờ tầng lớp dân số vàng đang trong độ tuổi tiêu dùng của Việt Nam.
Câu chuyện lớn năm 2017 thuộc về ACV ( Mua – Giá mục tiêu 55.000) với 3 luận cứ chính:
- Khu vực Cảng hiện tại đang bận rộn đến quá tải: ACV sở hữu 22 sân bay tại Việt Nam trong đó hai sân bay chính là Tân Sơn Nhất và Đà Nẵng đang hoạt động vượt công suất khai thác (TSN 20 triệu hành khách, DN 6,7 triệu hành khách) - lần lượt 133% và 112%. Trong khi đó sân bay Nội Bài (17,2 triệu hành khách) hoạt động 69% công suất nhờ nhà ga mới Nội Bài Terminal 2. Dự báo của Giám đốc Cảng vụ Hàng Không Miền Nam, năm 2016 sẽ có 32 triệu lượt hành khách qua cửa khẩu TSN và năm 2017 sẽ đạt 40 triệu do vậy các sân bay đang chịu tình trạng quá tải nghiêm trọng ( xem thêm tại đây)
Theo ước tính của ban quản lý ACV, tổng lượng hành khách năm 2016 sẽ tăng 28% đạt 81,1 triệu người trong đó: quốc tế 23,9 triệu (+25%) và nội địa 57,2% (+30%) so với 2015 với số lượng chuyến bay là 562.000 chuyến (+26%)
- Điều này dẫn đến khả năng mở rộng tiềm năng cấp bách cho đến khi sân bay Long Thành đưa vào sử dụng năm 2025 và tăng phí sân bay trong năm 2017. Khai thác giờ bay đêm để gia tăng công suất khai thác nhà ga là biện pháp tạm thời của Bộ Giao thông vận tải trong giai đoạn mở rộng nhà ga đồng thời tăng phí sân bay nội địa lên 43% từ 70.000đ/người lên 100.000đ/người, phí hạ cánh nội địa cũng tăng 43% trong khi quốc tế tăng 50%.
- Việt Nam được xếp hạng thứ 5 tăng trưởng nhanh lượng hành khách mỗi năm và thứ 7 về tốc độ tăng trưởng phần trăm từ năm 2016 đến 2035 bởi hiệp hội sân bay quốc tế (IATA) trung bình mỗi năm đạt 7,3%. Lượng hành khách đi máy bay toàn thế giới sẽ tăng gấp đôi lượng người đi máy bay đạt 7,2 tỷ hành khách đến năm 2035 so với 3,8 tỷ lượt trong năm 2016.
Năm 2016, lợi nhuận trước thuế có thể tăng 97% đạt 4.079 tỷ tương đương EPS đạt 1.554đ/cp và với tốc độ tăng trưởng doanh thu 23%% đạt 13.393 tỷ do lợi nhuận biên cải thiện từ 23,6% năm 2015 lên 38% trong năm 2016.
Trong năm 2017 lợi nhuận trước thuế ước tính đạt 5.593 tỷ, + 25% và sau thuế đạt 4.474 tỷ do ACV áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp 20% trong năm nay. Thu nhập trên mỗi cổ phiếu đạt 1.907đ/cp. Tại mức giá hiện tại, ACV đang giao dịch tại
ACV có thể phải chịu lỗ tỷ giá tương tư 2015 đối với khoản nợ vay 72 tỷ yên Nhật là 824 tỷ ( so với 641 tỷ năm 2015) tương đương sự mất giá 6% của VND so với JPY, nếu không tính khoản lỗ tỷ giá này, lợi nhuận trước thuế năm 2016 của ACV tăng 81% đạt 4.903 tỷ.
Các cảng sân bay trong khu vực Châu Á giao dịch trung bình tại P/E 13,8 lần,P/B 1,9 lần và EV/EBITDA 9,59 lần trong khi tại mức giá hiện tại ngày (30/12), ACV giao dịch tại P/E 2017 25,6 lần và P/B 2017 4,4 lần cao hơn trung bình khu vực do tâm lý nhà đầu tư ưa thích công ty đang có nhu cầu sử dụng đang tăng dần này.
3) Xu hướng hàng hoá tăng giá: đây là một xu hướng lớn đã hình thành cuối năm 2016 và tiếp tục trong năm 2017. Chỉ số Bloomberg Commodities Index đã tăng 12,75% kể từ đầu năm đến nay đóng góp chủ yếu bởi giá nông sản (Đường, Bột sữa..) , nguyên liệu cơ bản (Cao su, khoán sản). Do vậy, những cổ phiếu hoạt động thuần tuý dựa vào các nguyên liêu cơ bản này như: Cổ phiếu ngành Đường (LSS,BHS); Cao Su (PHR, HNG) sẽ là khoản đầu tư cơ bản hợp lý dựa vào xu hướng này.
4) Các công ty Con của các tổng công ty đã niêm yết: Chiến lược bán các công ty đa ngành, mua cổ phiếu của những công ty con mới niêm yết chiếm tỷ trọng doanh thu và lợi nhuận cao của các tập đoàn này như trường hợp của: FPT Telecom (Long FOX/ Short FPT) hay Masan Consumer ( Long MSC/Short MSN) vì các công ty niêm yết mới này đang đóng góp doanh thu/lợi nhuận lớn cho tập đoàn.
5) Những cổ phiếu có “sóng” do thuộc những Ông chủ ưa thích tác động cổ phiếu như: Vượng (VIC,VNB,SGP,TTF..); Thành ( SBT, SCR, BHS); Nguyên (KDC, VOC, TAC), Tuấn (GEX, STG, SWC..) hoặc những nhân vật mới sẽ nổi lên trong năm 2017.
6) Phát hành đầu tiên ra công chúng (IPO) và thoái vốn của các Công ty nhà nước chiếm chi phối: PV Oil, Lọc dầu Bình Sơn, Bến Thành Group, Vinataba (thuốc lá), Vinacafe (Café), Vinafood 1, 2 và Tập đoàn cao su (VRG). Đây dường như là cuộc chơi của các nhà đầu tư lớn trong các thương vụ đấu giá này nhưng đối với nhà đầu tư cá nhân, cũng có thể tham gia đấu giá hoặc mua cổ phiếu OTC.
Chuỗi bài “Góc nhìn môi giới” được thực hiện bởi ông Nguyễn Ngọc Thạch, Trưởng phòng Môi giới khách hàng cá nhân 6 tại Hội Sở CTCP Chứng khoán Sài Gòn SSI. Các bài viết của ông Thạch sẽ xoay quanh các chủ đề nóng của thị trường và các vấn đề nhà đầu tư quan tâm. Các nội dung trong bài viết là quan điểm cá nhân và chỉ mang ý nghĩa tham khảo, chúng tôi không chịu trách nhiệm với các quyết định mua bán của nhà đầu tư. Nhà đầu tư cần thêm thông tin hoặc trao đổi có thể liên hệ thachnn@ssi.com.vn. |
Đón đọc: Phần IV: Dữ liệu lớn: 2017 P/E, Market Investibility, Vietjet, Novaland, NGK Yến Sào Khánh Hoà, VEAM, ACV, VHC