Gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam xuất sang EU sẽ \"dễ thở\" hơn
Theo dự kiến, hiệp định sẽ kết thúc đàm phán vào ngày 18/11 và hoàn thành ký kết trong năm nay.
Theo nguồn tin từ Báo điện tử Chính phủ, hiệp định giúp mở rộng thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam vào EU.
Sau hiệp định, Việt Nam cam kết xây dựng Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam (VNTLAS) đồng thời cấp giấy phép FLEGT cho các lô hàng gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu sang EU.
Sau khi có giấy phép, các lô hàng sẽ không phải làm trách nhiệm giải trình nguồn gốc gỗ hợp pháp theo Quy chế gỗ của EU.
Trước đó, tại hội nghị hỗ trợ ngành bán lẻ, chế biến gỗ xuất khẩu, ông Tô Xuân Phúc, chuyên gia phân tích chính sách của Tổ chức Forest Trends nhận định rằng, các sản phẩm gỗ của Việt Nam khi xuất khẩu sang các nước tiên tiến như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc… đều phải qua sự kiểm tra chặt chẽ về tính hợp pháp của nguồn gỗ nguyên liệu đầu vào.
Sản phẩm không đáp ứng được yêu cầu chịu rủi ro không chỉ đơn thuần là mất thị trường tiêu thụ sản phẩm mà còn liên quan đến các trách nhiệm pháp lý như các hình thức xử phạt đối với các doanh nghiệp.
Theo trung Tâm Thông Tin Công nghiệp và Thương Mại, EU là một trong 5 thị trường lớn nhập khẩu gỗ và các sản phẩm lâm sản của Việt Nam. Bốn mặt hàng đồ gỗ xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam vào EU gồm: Đồ gỗ ngoài trời, ghế gỗ, đồ nội thất phòng ngủ và đồ nội thất văn phòng.
Số liệu Tổng cục Hải Quan |
Hiện nay, có 9 quốc gia đang đàm phán hiệp định này với EU, trong đó có 6 quốc gia đã kết thúc đàm phán và ký kết Hiệp định gồm: Indonesia, Leberia, Congo, Ghana, Cameron, Cộng hòa Trung Phi.
Trong đó, Indonesia là quốc gia đầu tiên có lô hàng được cấp giấy phép FLEGT vào thời gian tới. Theo tin báo Chính Phủ, điều đó có nghĩa là gỗ từ Indonesia là hợp pháp.
Việt Nam cũng nhập khẩu gỗ từ Indonesia để sản xuất hàng xuất khẩu hợp pháp vào thị trường EU, do đó sẽ không cần giải trình về nguồn gốc gỗ.