Gỡ 'nút thắt' hạ tầng để kinh tế ĐBSCL cất cánh
Trong phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội tại hội trường Quốc hội vừa qua, nhiều đại biểu trăn trở về vấn đề phát triển hạ tầng vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) khiến khu vực này chưa thể tăng tốc phát triển xứng với tiềm năng vốn có.
Tình trạng sạt lở tại đồng bằng sông Cửu Long diễn ra nghiêm trọng (Ảnh: baotainguyenmoitruong.vn) |
Đại biểu Thạch Phước Bình (Trà Vinh) đặt vấn đề: Vì sao là vùng đất trù phú, tạo ra nhiều sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu nhất nước nhưng thực trạng hiện nay ĐBSCL vẫn là vùng nghèo nhất, nhì của cả nước, với mức thu nhập bình quân đầu người 40,2 triệu đồng, trong khi bình quân cả nước là 47,9 triệu đồng/người/năm?
Tỷ lệ hộ nghèo là 3,54% còn cao so với các vùng khác. Chất lượng lao động còn thấp. Người nông dân phải ly hương, ly nông để vào các khu công nghiệp lớn ở Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương để lao động kiếm sống. Tỷ lệ các cô gái trẻ xuất ngoại lấy chồng nhiều nhất cả nước.
Theo đại biểu này, tình trạng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, nhất là về giao thông còn yếu kém. Toàn vùng chỉ có 60km đường cao tốc, trong khi cả nước có 740km đường cao tốc. Quy mô sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ, thiếu tính liên kết vùng. Chất lượng nhiều loại hàng hóa, nhất là nông sản chủ lực như lúa gạo, thủy sản, trái cây còn thấp.
Bên cạnh đó, ông Bình lưu ý: Tác động bất lợi ngày càng rõ nét lên ĐBSCL do biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Nhiều công trình liên quan đến tài nguyên nước được xây dựng tại các quốc gia thượng nguồn sông Mê Kông khiến cho vùng ĐBSCL bị tổn thương ngày càng nhiều về kinh tế và xã hội.
Đại biểu Quốc hội Thạch Phước Bình |
Đại biểu tỉnh Trà Vinh đề nghị nhanh chóng xây dựng cầu Đại Ngãi và tuyến quốc lộ 60 nối liền các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau. Đây là tuyến quốc lộ ven biển phía Đông, rút ngắn được khoảng cách giữa các tỉnh ven biển phía Đông của vùng với Thành phố Hồ Chí Minh vừa thúc đẩy liên kết vùng, thúc đẩy phát triển kinh tế, vừa đảm bảo quốc phòng, vừa ngăn triều cường hạn chế tác động của biến đổi khí hậu.
The ông Bình, cần nghiên cứu sớm xây dựng đường cao tốc Trung Lương - Cần Thơ mở nút thắt cho cả vùng tạo động lực thúc đẩy cả vùng đồng bằng sông Cửu Long phát triển. Đồng thời,
đầu tư các công trình thủy lợi lớn kênh, đê, cống ngăn mặn, trạm bơm để trữ ngọt hạn chế tác động của biến đổi khí hậu phục vụ sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt cho người dân...
Cũng trăn trở về phát triển kinh tế - xã hội tại ĐBSCL, đại biểu Nguyễn Quốc Hận (Cà Mau) cho biết: Vùng ĐBSCL có 13 tỉnh thành thì có đến 11 tỉnh thành phải đi chung 1 con đường mà không có bất kì đường nào khác là Quốc lộ 1A từ cầu Mỹ Thuận đến Trung Lương, với chiều rộng 17-20 m. Như vậy, mỗi chiều chỉ được 8-10 m, nếu không may có phương tiện xịt lốp, chắn ngang đường thì ùn tắc giao thông kéo dài hàng km là chuyện thường.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Quốc Hận |
Các tuyến đường ngắn liên tỉnh, liên huyện thì nhỏ, gồ ghề. Điều này khiến lợi thế vựa lúa, vựa trái cây, vựa thủy sản của ĐBSCL vẫn không đủ sức thu hút các nhà đầu tư. ông Hận chia sẻ.
Theo vị đại biểu này, bên cạnh hạn chế về mặt cơ sở hạ tầng thì vùng ĐBSCL còn đang phải đối diện với tình trạng biến đổi ngày càng nghiêm trọng. Tình trạng sạt lở sông diễn ra ngày một dày đặc. Cà Mau đứng đầu cả nước về xuất khẩu tôm nhưng do biến đổi khí hậu, thiếu nguồn nguyên liệu nên 2 năm liền 2015-2016, xuất khẩu của tỉnh này không đạt kế hoạch đề ra và thấp hơn năm 2014.
"Cơ sở hạ tầng hạn chế, thời gian vận chuyển hàng hóa kéo dài, nhiều rủi ro cùng với sự biến đổi khí hậu khiến ít nhà đầu tư chọn khu vực này. Do đó vùng này nghèo là đương nhiên, càng ngày càng tụt hậu so với các vùng khác trên các nước", ông Hận lo lắng.
Đồng bằng sông Cửu Long hay miền Tây Nam Bộ gồm 13 tỉnh, thành phố có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội đảm bảo an ninh quốc phòng. Khu vực này đóng góp 3 sản phẩm xuất khẩu lớn, đó là gạo, trái cây, thủy sản. Hàng năm, ĐBSCL cung cấp trên 50% sản lượng gạo quốc gia, 90% sản lượng gạo xuất khẩu, 70% lượng trái cây, 40% lượng thủy sản đánh bắt và 74% thủy sản nuôi cả nước. |
ĐBSCL: Lúa hè thu lãi từ 15- 20 triệu đồng/ha
Giá lúa tươi hạt dài được thương lái mua tại ruộng từ 5.200- 5.300 đồng/kg, sau khi trừ chi phí nông dân còn lãi từ ... |
Xuất khẩu 2,3 triệu tấn gạo thu về 1 tỷ USD trong 5 tháng
Giá gạo xuất khẩu bình quân đạt 445 USD/tấn, giảm 0,2% so với cùng kỳ năm 2016. |
Phó Thủ tướng thị sát 240 km sạt lở, mất 500ha đất/năm ở ĐBSCL
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã thị sát khu vực thường xuyên bị sạt lở ở ĐBSCL dài 240km, mỗi năm mất 500ha đất |