Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các cấp, ngành và địa phương tăng tốc để đạt mục tiêu đến hết năm 2025, vùng Đồng bằng sông Cửu Long hoàn thành 600 km cao tốc và đến năm 2030 có khoảng 1.200 km.
Theo Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Hậu Giang sẽ trở thành trung tâm sản xuất công nghiệp và logistics của vùng đồng bằng sông Cửu Long, phấn đấu tăng trưởng GRDP đạt 8,7%/năm. Để thực hiện mục tiêu này, tỉnh cần huy động tổng vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 330.000 tỷ đồng.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1386/QĐ-TTg ngày 17/11/2023 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Cà Mau thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về nguồn vật liệu đắp nền cho các tuyến cao tốc ở Đồng bằng sông Cửu Long, Chính phủ đã có những chỉ đạo quyết liệt, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cùng phối hợp, vào cuộc để không ảnh hưởng đến tiến độ dự án.
Tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đang có 4 dự án đường bộ cao tốc đang được triển khai với tổng chiều dài 355 km. Đây là các công trình giao thông trọng điểm quốc gia được Đảng, Nhà nước rất quan tâm để phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của vùng.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Quyết định 995/QĐ-TTg ngày 25/8/2022 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Sóc Trăng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Ngày 7/7, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Quyết định 816/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Bộ trưởng Bộ GTVT vừa ký Quyết định phê duyệt dự án đầu tư Dự án nâng cao tĩnh không các cầu đường bộ cắt qua tuyến đường thủy nội địa quốc gia - giai đoạn 1 (khu vực phía nam).
Đoạn cao tốc Cao Lãnh - An Hữu thuộc tuyến cao tốc Hồng Ngự - Trà Vinh khi hoàn thành, sẽ hình thành trục ngang và từng bước hình thành mạng lưới đường cao tốc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, kết nối các trục dọc cao tốc, góp phần đáp ứng nhu cầu vận tải trên hành lang từ cửa khẩu Dinh Bà (Đồng Tháp) về cảng Định An (Trà Vinh).
Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thời kỳ 2021-2030 với nhiều nội dung, trong đó có lĩnh vực hạ tầng là rất kịp thời và cần thiết. Các doanh nghiệp (DN) logistics rất kỳ vọng Quy hoạch sẽ khắc phục được những hạn chế về hạ tầng, để ĐBSCL sớm trở thành trung tâm kinh tế nông nghiệp bền vững, hiệu quả của quốc gia.
Lượng phân bón vô cơ các tỉnh ĐBSCL sử dụng cao hơn 35% so với trung bình toàn quốc. Điển hình như tỉnh Bến Tre sử dụng phân bón vô cơ gấp gần 4 lần lượng trung bình toàn quốc.
Sức chống chịu trước ảnh hưởng của đại dịch của các doanh nghiệp nhỏ là rất yếu, trong khi doanh nghiệp quy mô lớn, áp dụng được mô hình "3 tại chỗ" thì chỉ thực hiện được 5-10% công suất.
Nhằm giảm thiểu tình trạng ách tắc trong lưu thông, tồn ứ thóc gạo tại khu vực ĐBSCL, NHNN yêu cầu các ngân hàng kịp thời cung ứng vốn, mở thêm hạn mức tín dụng, rút ngắn thời gian xét duyệt cho các thương nhân, doanh nghiệp, kinh doanh thóc, gạo.
VASEP cho biết xuất khẩu cá tra Việt Nam đang trên đường về đích 2 tỷ USD như dự báo hồi đầu năm. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất và xuất khẩu cá tra vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức, nhất là sự cạnh tranh mạnh với các loài cá thịt trắng khác.