|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Giới doanh nghiệp Hàn Quốc đua nhau triển khai chương trình nghỉ hưu sớm, thôi việc tự nguyện do virus corona

08:19 | 24/02/2020
Chia sẻ
Hàng loạt doanh nghiệp lớn ở Hàn Quốc như Asiana Airlines, Doosan, LG đang xem xét khả năng cho nhân viên thôi việc tự nguyện hoặc nghỉ hưu sớm để giảm chi phí trong bối cảnh covid-19 khiến triển vọng kinh doanh trở nên ảm đạm.

Tình trạng sa thải hàng loạt trong các ngành hàng không, ô tô, viễn thông và công nghiệp nặng ở Hàn Quốc đang tăng trong bối cảnh giới doanh nghiệp lâm vào tình trạng hoạt động yếu do suy thoái kinh tế và sự lây lan của virus corona, theo Korea Time.

Asiana Airlines, LG Uplus, S-Oil, Doosan, Renault, Samsung và nhiều doanh nghiệp khác thông báo họ sẽ triển khai chương trình thôi việc tự nguyện.

Trong khi giới doanh nghiệp chưa thoát khỏi tình trạng kinh tế trì trệ do tranh chấp thương mại Mỹ - Trung và tranh chấp thương mại Nhật Bản - Hàn Quốc, sự bùng phát gần đây của dịch Covid-19 buộc họ phải hành động để giảm thiểu nguy cơ.

S-oil xác nhận họ đang xem xét việc nhận đơn thôi việc tự nguyện của những người lao động nắm vị trí quản lí. Đây là lần đầu tiên tập đoàn lọc dầu ở Hàn Quốc nghĩ đén phương án sa thải nhân sự từ khi họ ra đời năm 1976.

Lợi nhuận của S-oil giảm mạnh trong năm 2019 do tỉ suất lợi nhuận giảm trong ngành lọc dầu. Lãi hoạt động của tập đoàn đạt 529 triệu USD, giảm gần 30% so với năm trước.

Giới doanh nghiệp Hàn Quốc đua nhau triển khai chương trình nghỉ hưu sớm, thôi việc tự nguyện do virus corona - Ảnh 1.

Asiana Airlines, LG Uplus, S-Oil, Doosan, Renault, Samsung và nhiều doanh nghiệp khác thông báo họ sẽ triển khai chương trình thôi việc tự nguyện. Ảnh: Korea Times

Kế hoạch giảm nhân sự của S-Oil gây sốc vì tập đoàn nổi tiếng với chính sách trả lương cao. Theo một khảo sát của cổng thông tin việc làm Job Korea, mức lương năm trung bình của S-Oil hồi năm 2018 đạt mức cao nhất trong số 100 doanh nghiệp có vốn hóa thị trường lớn nhất ở Hàn Quốc.

LG Uplus, công ty viễn thông thuộc tập đoàn LG, cũng đang thảo luận chương trình nghỉ hưu tình nguyện với công đoàn. Nếu công ty triển khai chương trình, đây sẽ là lần đầu tiên họ sa thải nhân sự hàng loạt từ năm 2010.

Ngành hàng không cũng đang cảm nhận tác động tiêu cực của Covid-19. Asiana Airlines, hãng hàng không lớn thứ hai Hàn Quốc, thông báo mọi nhân viên sẽ phải nghỉ không lương do virus làm giảm nhu cầu đi lại bằng máy bay.

Asiana Airlines khẳng định họ sẽ giảm 40% lương tổng giám đốc, 30% lương của các nhà điều hành và 20% lương các trưởng bộ phận.

Doosan cũng lên kế hoạch triển khai chương trình nghỉ hưu tự nguyện để giảm chi phí. Tập đoàn đã lỗ liên tục trong 6 năm và mới đây nhận thêm cú sốc khi chính phủ ban hành chinh sách bỏ các nhà máy điện hạt nhân.

Ban lãnh đạo Doosan tuyên bố những người trên 45 tuổi có thể xin nghỉ hưu tự nguyện. Khoảng 2.600 người lao động của Doosan trên 45 tuổi, trong khi tổng số nhân sự của tập đoàn vào khoảng 7.600.

Hàn Quốc nâng mức báo động dịch lên mức cao nhất

Hôm 23/2, Tổng thống Moon Jae-in cho hay chính phủ Hàn Quốc đã quyết định nâng mức cảnh báo dịch covid-19 tại nước này lên mức cao nhất trong bối cảnh có hàng trăm ca bệnh mới được xác nhận vào cuối tuần qua.

Ông Moon cho biết quan chức y tế Hàn Quốc đang thực hiện các động thái "đặc biệt" liên quan đến tín đồ của giáo phái Shincheonji - tổ chức được xem là tâm chấn dịch covid-19 ở Hàn Quốc trong vài ngày qua.

Tổng thống Moon Jae-in cũng yêu cầu tín đồ của giáo phái Shincheonji hợp tác và đề nghị công chúng hạn chế tham gia tụ tập đông người trong thời điểm hiện tại.

Giáo phái Shincheonji được cho là điểm nóng dẫn đến sự gia tăng gần đây trong số ca nhiễm dịch covid-19 tại khu vực phía đông tỉnh Daegu và Bắc Gyeongsang.

Theo dữ liệu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC), tính đến tối ngày 23/2, 329 trong số 602 ca nhiễm virus SAR-CoV-2 đã được xác nhận tại Hàn Quốc (tương đương khoảng 54,7%) có liên quan đến các thành viên của giáo phái Shincheonji và những người từng tiếp xúc với họ.

KCDC trước đó cho biết cơ quan này đã đưa hơn 9.334 thành viên của giáo phái Shincheonji vào diện tự cách li. Trong số đó, có 1.248 cho thấy các triệu chứng liên quan đến dịch covid-19.

"Bệnh nhân số 31" của Hàn Quốc, một tín đồ thuộc giáo phái Shincheonji, đã đến thăm nhà thờ ở Daegu 4 lần trước và sau khi bà cảm thấy các triệu chứng của bệnh viêm phổi Vũ Hán. Đến hôm 18/2, bà này cho kết quả dương tính với virus SAR-CoV-2.

Daegu - một đô thị với 2,4 triệu dân cách Seoul khoảng 300 km về phía đông nam, và tỉnh Bắc Gyeongsang gần đó không ghi nhận ca nhiễm dịch covid-19 nào cho đến khi trường hợp của bệnh nhân số 31 được công bố, theo Yonhap News.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Nhạc Phong

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.