|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Giao dịch khối ngoại 25/4: Mua ròng nhẹ trong phiên VN-Index rung lắc mạnh

15:50 | 25/04/2019
Chia sẻ
Giao dịch khối ngoại 25/4, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng nhẹ 5,8 tỉ đồng toàn thị trường, tập trung vào HBC, SSI, VIC.

Kết phiên, VN-Index giảm 2,79 điểm (0,29%) xuống 974,13 điểm; HNX-Index giảm 0,19% xuống còn 106,93 điểm; UPCoM-Index tăng 0,05% lên 56,08 điểm. Khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt 195 triệu đơn vị, tương ứng 3.387 tỉ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận trên HOSE khoảng 36,7 triệu đơn vị, tương ứng 844 tỉ đồng.

Hầu hết các nhóm ngành đều ghi nhận số mã giảm chiếm ưu thế. Ngoại trừ một số mã như VHM, FCN, POM, REE, VJC, ACV, AGF giao dịch tương đối tích cực. Cổ phiếu HVG, TTF, VHG vẫn chạm sàn. Trong khi đó, OGC thu hẹp từ giá sàn về mức giảm 6,5%. HBC cũng mất 4% còn 16.600 đồng/cp.

Cổ phiếu HAG tăng 3% lên 5.550 đồng/cp, đứng đầu về thanh khoản sàn HOSE với hơn 10,2 triệu đơn vị khớp lệnh.

Mua ròng nhẹ 5,8 tỉ đồng toàn thị trường

Trên sàn HOSE, khối ngoại bán ròng hơn 10,7 tỉ đồng với khối lượng 1,4 triệu đơn vị.

Về top bán ròng, các mã bị bán ròng nhiều nhất gồm HBC (21,8 tỉ đồng), SSI (14,3 tỉ đồng), VIC (14 tỉ đồng), HDB (13,8 tỉ đồng), DHC (6,7 tỉ đồng).

Về top mua ròng, VHM được mua ròng mạnh nhất (18 tỉ đồng), theo sau là VRE (16,8 tỉ đồng), GAS (16,2 tỉ đồng), PLX (8,3 tỉ đồng), MSN (7,4 tỉ đồng).

Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng hơn 2,5 tỉ đồng nhưng khối lượng mua ròng 34.400 đơn vị. Trong đó, SHS bị bán ròng mạnh nhất (3,5 tỉ đồng), kế đến là GDW (371 triệu đồng), VGS (210 triệu đồng).

Ngược lại, các mã được mua ròng tích cực nhất gồm TTT (285 triệu đồng), MKV (276 triệu đồng), KLF (246 triệu đồng).

Tại UPCoM, khối ngoại mua ròng 19 tỉ đồng với khối lượng hơn 688.000 đơn vị. Đáng chú ý, nhà đầu tư nước ngoài tập trung mua ròng BSR (16,6 tỉ đồng) và bán ròng LPB (5,4 tỉ đồng).


Nhật Huyền

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.