|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Giao dịch khối ngoại 19/4: Trở lại bán ròng 63 tỉ đồng, tập trung vào PLX, POW

15:35 | 19/04/2019
Chia sẻ
Giao dịch khối ngoại 19/4, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng hơn 63 tỉ đồng toàn thị trường, tập trung vào PLX, POW, SSI.

Kết phiên, VN-Index tăng 3,91 điểm (0,41%) lên 966,21 điểm; HNX-Index tăng 0,12% lên 105,88 điểm; UPCoM-Index tăng 0,07% lên 56,05 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 149 triệu đơn vị, tương ứng 2.768,8 tỉ đồng.

Thị trường ghi nhận lực cầu vẫn tương đối tích cực vào cuối phiên chiều. Các mã tăng kịch trần trên HOSE gồm HSG, OGC, HVG, PPI. Một số mã ngân hàng vẫn chìm trong sắc đỏ như CTG, EIB, ACB. Cổ phiếu PDR và KDH của nhóm bất động sản cũng giảm nhẹ.

Cổ phiếu ROS dẫn đầu thanh khoản sàn HOSE với hơn 9,2 triệu đơn vị, đồng thời tăng 0,6% lên 31.500 đồng/cp.

Bán ròng hơn 63 tỉ đồng toàn thị trường

Trên sàn HOSE, khối ngoại bán ròng hơn 27 tỉ đồng với khối lượng 1,1 triệu đơn vị. 

Giao dịch khối ngoại 19/4: Trở lại bán ròng 63 tỉ đồng, tập trung vào PLX, POW - Ảnh 1.

Về top bán ròng, các mã bị bán ròng nhiều nhất gồm PLX (23,3 tỉ đồng), POW (16,2 tỉ đồng), SSI (12 tỉ đồng), BMP (6 tỉ đồng), DHG (5,5 tỉ đồng).

Giao dịch khối ngoại 19/4: Trở lại bán ròng 63 tỉ đồng, tập trung vào PLX, POW - Ảnh 2.

Về top mua ròng, VHM được mua ròng nhiều nhất (9,3 tỉ đồng), theo sau là GAS (8,6 tỉ đồng), VRE (6,2 tỉ đồng), MSN (4,5 tỉ đồng), E1VFVN30 (2,8 tỉ đồng).

Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng 3,7 tỉ đồng với khối lượng 73.276 đơn vị. Trong đó, VGC được mua ròng nhiều nhất (2,2 tỉ đồng), theo sau là PVS (341 triệu đồng), TTT (250 triệu đồng).

Ngược lại, WCS bị bán ròng mạnh nhất (311 triệu đồng), kế đến là VDL (271 triệu đồng), PVC (110 triệu đồng).

Tại UPCoM, khối ngoại bán ròng 39,8 tỉ đồng với khối lượng hơn 1,9 triệu đơn vị. Đáng chú ý, nhà đầu tư nước ngoài tập trung bán ròng GEG (26,8 tỉ đồng) và mua ròng VTP (3 tỉ đồng).

Nhật Huyền

VDSC: Dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024
Các chuyên gia phân tích của VDSC cho rằng bộ đệm để ứng phó với áp lực tỷ giá là dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024, ước tính khoảng 8-10 tỷ USD. Điều này khiến cho tỷ giá dễ biến động khi có áp lực về luồng ngoại tệ rút ra.