|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chuyển động thị trường

Giám đốc VietCycle Nguyễn Văn Tuấn cùng những trăn trở về ngành công nghiệp tái chế Việt Nam

20:40 | 18/08/2023
Chia sẻ
VietCycle, doanh nghiệp với những nỗ lực xây dựng hệ thống thu gom rác thải nhựa và thúc đẩy thói quen tiêu dùng bền vững, lối sống văn minh với rác thải. Là người chèo lái một trong những doanh nghiệp tiên phong đổi mới, ông Nguyễn Văn Tuấn - Giám đốc Công ty Cổ phần VietCycle mang trong mình nhiều suy ngẫm về cơ hội và thách thức liên quan.

Ông Nguyễn Văn Tuấn, Giám đốc Công ty Cổ phần VietCycle. (Ảnh:VietCycle)

Trong bối cảnh hiện tại, Việt Nam đã và đang nỗ lực chuyển đổi từ mô hình kinh tế tuyến tính một chiều sang kinh tế tuần hoàn. Đặc biệt từ năm 2024, khi chính sách EPR (trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất) chính thức có hiệu lực, các doanh nghiệp sẽ phải nắm rõ và thực hiện trách nhiệm về quản lý sản phẩm sau khi chúng trở thành rác thải, bao gồm việc thu gom, tiền xử lý, tái sử dụng, thu hồi và tiêu hủy. Điều này không chỉ làm giảm sử dụng tài nguyên, tạo động lực để đầu tư đổi mới công nghệ, mở rộng chuỗi cung ứng bền vững mà còn góp phần phát triển ngành công nghiệp tái chế hiện đại.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Tuấn, bên cạnh nỗ lực từ Chính phủ và các doanh nghiệp, việc thúc đẩy nội lực bên trong cộng đồng thu gom - vận chuyển - tái chế phi chính thức cũng quan trọng không kém công tác thay đổi nhận thức xã hội về rác thải nhựa. Nếu thực hiện thành công hai nhiệm vụ này, chúng ta sẽ thúc đẩy được cộng đồng cùng hành động - điều quan trọng giúp xây dựng một xã hội nói không với rác thải nhựa, dù đây không phải chuyện dễ dàng.

Ông Nguyễn Văn Tuấn đại diện VietCycle ký kết hợp tác với Tập đoàn Alba Châu Á. (Ảnh: VietCycle)

Nhận thức vấn đề này, VietCycle ra đời với 5 giá trị cốt lõi “Hoàn - Nhân - Hợp - Mới - Bền”. Trong đó, “Nhân” là các hoạt động lấy con người làm trung tâm, hướng đến mục tiêu trở thành một doanh nghiệp vị nhân sinh. Thời gian qua, VietCycle đã hợp tác với nhiều đối tác, nhãn hàng quốc tế như ALBA, AEPW, Dow Chemical, IUCN, TCP Group, Pepsi, Unilever,… để tìm ra giải pháp thu gom và tái chế, tạo ra nguồn nguyên liệu hữu ích với con người, hướng đến bảo vệ môi sinh.

Đây cũng là các đối tác có chung tinh thần hỗ trợ cộng đồng phi chính thức trong ngành. Nhờ nỗ lực đó, ba năm gần đây, mạng lưới những người thu gom - vận chuyển - tái chế do VietCycle cùng đối tác khởi xướng đã hình thành và ngày càng phát triển, giúp chăm sóc đời sống và nâng cao an sinh xã hội cho lao động trong ngành tái chế.

Mặt khác, ông Tuấn cùng các cộng sự luôn cố gắng đổi mới từng ngày để chinh phục mục tiêu trở thành “đại sứ” truyền thông. Kể từ khi thành lập, VietCycle tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền, giáo dục; đồng hành cùng Bộ, ban, ngành trong việc xây dựng chính sách và tìm kiếm giải pháp áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, thúc đẩy thực hiện kinh tế tuần hoàn trong quản lý rác thải, xây dựng một văn hóa tiêu dùng bền vững.

Giám đốc VietCycle thường xuyên tham gia và phát động các chương trình giáo dục, tuyên truyền về hồi sinh rác thải nhựa. (Ảnh:VietCycle)

Ông Tuấn tin rằng với nỗ lực của bộ máy VietCycle, doanh nghiệp sẽ đồng hành cùng Chính phủ trong việc kiến tạo tương lai xanh, lan toả tình yêu thương cộng đồng như một nét đẹp văn hoánâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Đồng thời, chung tay hỗ trợ cộng đồng phụ nữ yếu thế, lao động phi chính thức - những anh hùng thầm lặng đang ngày đêm thu gom phế liệu trên khắp nẻo đường.

“VietCycle là thành viên của Hội nhựa tái sinh và Hiệp hội nhựa Việt Nam. Kể từ khi thành lập, chúng tôi đã nỗ lực điều phối những cá nhân, đơn vị thu gom - vận chuyển - tái chế nhựa trong mạng lưới của mình. VietCycle sẵn sàng hợp tác với các đối tác chung quan điểm để tăng tỷ lệ thu gom, cũng như tổ chức nhiều chương trình truyền thông để thay đổi nhận thức trong và ngoài cộng đồng thu gom, tái chế trong tương lai”, ông Nguyễn Văn Tuấn chia sẻ. 

Những năm tháng tuổi trẻ, ông Nguyễn Văn Tuấn từng gắn bó sâu sắc với hoạt động thu gom - tái chế nhiều loại nguyên vật liệu. Theo thời gian, vị doanh nhân quê Hưng Yên nhận ra hướng đi bền vững cho ngành tái chế là tập trung thu gom từ nguồn, tái chế phế liệu ngay trên đất nước mình - mà ở đó, lực lượng đồng nát, ve chai – những người luôn thầm lặng nhưng đóng vai trò rất quan trọng.

Những kinh nghiệm trong nghề thu gom - tái chế phế liệu, sự trăn trở về việc xây dựng một "Việt Nam không rác thải nhựa" cùng một cộng đồng nhân văn đã thôi thúc ông và cộng sự thành lập Công ty Cổ phần VietCycle - hệ sinh thái toàn diện hướng đến kinh tế tuần hoàn cho ngành nhựa.

Thu gom và phân loại hơn 16.000 tấn rác thải nhựa từ 4 tỉnh phía Bắc trong năm 2022; phát triển Dự án máy bán hàng tự động CyclePacking (mô hình bán dung dịch rót trực tiếp vào chai, can của người tiêu dùng nhằm giảm lượng bao bì bị thải bỏ với mục tiêu giảm 90 triệu bao bì nhựa, 54 triệu kg khí thải carbon đến hết năm 2027); cùng chiến lược hợp tác với Tập đoàn ALBA Châu Á về việc xây dựng Dự án nhà máy tái chế (vốn đầu tư gần 50 triệu USD, công suất 48.000 tấn/năm)… là những thành công bước đầu mà ông Tuấn và các cộng sự đạt được.

Kỳ vọng về tương lai, vị doanh nhân hy vọng ngành tái chế sẽ được tạo thêm nhiều điều kiện cũng như ưu đãi về thuế, phí lẫn chính sách; các doanh nghiệp phát triển thịnh vượng, sớm vươn tầm quốc tế.

 

Bích Thu

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.