|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Giải quyết nợ xấu là tháo điểm nghẽn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

11:53 | 22/05/2017
Chia sẻ
Theo báo cáo trình Quốc hội mới đây, Ủy Ban Kinh tế quan tâm đặc biệt đến giải pháp xử lý nợ xấu và cơ cấu lại hệ thống các TCTD. Đây là vấn đề quan trọng mấu chốt để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
giai quyet no xau la thao die m nghe n thu c da y tang truo ng kinh te
Giải quyết nợ xấu là tháo điểm nghẽn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (Ảnh minh hoạ)

Theo báo cáo thẩm tra đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 và kết quả thực hiện những tháng đầu năm 2017, Ủy ban Kinh tế (UBKT) nhận định bên cạnh những kết quả đạt được vẫn bộc lộ một số khó khăn, thách thức.

Tăng trưởng tín dụng 4 tháng đầu năm tăng 5,76% so với cuối năm 2016, đây là mức tăng cao nhất trong 3 năm trở lại đây (cùng kỳ năm 2016 là 3,89%, cùng kỳ năm 2015 là 3,97%). Nợ xấu còn cao, chưa được xử lý triệt để còn là gánh nặng của nền kinh tế, kìm hãm việc giảm lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng (TCTD).

giai quyet no xau la thao die m nghe n thu c da y tang truo ng kinh te Nghị định 61 gỡ vướng mắc trong quá trình xử lý nợ xấu

Nghị định quy định khung pháp lý tạo điều kiện cho VAMC xác định, thỏa thuận giá trị các khoản nợ xấu/TSBĐ. Đồng thời trao ...

giai quyet no xau la thao die m nghe n thu c da y tang truo ng kinh te Giải phóng sớm nợ xấu sẽ tạo điều kiện giảm lãi vay

Thống đốc Lê Minh Hưng bày tỏ, nếu Quốc hội sớm thông qua Nghị quyết về xử lý nợ xấu và Luật sửa đổi, bổ ...

Tuy nhiên, báo cáo cũng cho rằng cần phân tích về khả năng hấp thụ vốn của các doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh, đồng thời cần tiếp tục tăng cường kiểm soát rủi ro trong cho vay đối với lĩnh vực bất động sản, nhất là thị trường bất động sản phân khúc cao cấp để giảm thiểu nguy cơ về “bong bóng bất động sản” như thời gian trước đây. Số doanh nghiệp bất động sản thành lập mới trong năm 2016 là 3.126 doanh nghiệp, tăng 83,9%.

Trên cơ sở đó, UBKT đề nghị quan tâm một số giải pháp để phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới, đặc biệt là các giải pháp xử lý nợ xấu và cơ cấu lại hệ thống các TCTD.

Báo cáo cho rằng cần kiểm soát đặc biệt đối với những TCTD yếu kém và quản lý chặt chẽ vấn đề sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng nhằm tháo gỡ điểm nghẽn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Việc xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD và Nghị quyết của Quốc hội về xử lý nợ xấu của các TCTD là cơ sở để tháo gỡ vấn đề trên.

Bên cạnh đó, UBKT đề nghị định hướng chính sách tín dụng tập trung cho lĩnh vực sản xuất, hạn chế tín dụng không bền vững, tín dụng cho vay đầu tư bất động sản. Mục tiêu là tạo điều kiện để doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng với lãi suất phù hợp để phát triển doanh nghiệp.

Xét về góc vĩ mô, NHNN cần tập trung điều hành chính sách tiền tệ theo hướng ổn định lạm phát cơ bản, điều hành tỷ giá ở mức hợp lý, dự báo và xây dựng các kịch bản lạm phát khi tiếp tục lộ trình tăng giá dịch vụ khám chữa bệnh, dịch vụ giáo dục và các mặt hàng điện, xăng dầu... nhằm thực hiện kiểm soát lạm phát theo Nghị quyết của Quốc hội.

Thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, kiểm soát và tăng cường kỷ luật ngân sách, giảm bội chi ngân sách, giảm áp lực nợ công, quản lý chặt chẽ hoạt động cho vay trả nợ nước ngoài, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay.

Ngoài ra, UBKT cũng nhận thấy cần sớm đưa vào vận hành phương thức thu thuế bằng hóa đơn điện tử. Chỉ đạo quyết liệt, hiệu quả công tác đầu tư xây dựng cơ bản, đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư theo kế hoạch.

Tiếp tục cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính, phát huy hiệu quả Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về công tác cải cách hành chính. Có cơ chế xử lý cắt giảm vốn đầu tư đối với dự án, công trình giải ngân chậm, khuyến khích các dự án, công trình giải ngân đúng tiến độ.

Diệp Bình