Giá dầu thô đã giảm mạnh trong phiên giao dịch ngày 14/2 do tồn kho dầu thô của Mỹ tăng cao đã đẩy giá xuống và mối đe dọa an ninh có thể xảy ra đối với Mỹ có thể làm giảm nhu cầu dầu ở nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Giá dầu thô đã tăng khoảng 1% trong phiên giao dịch ngày 13/2 khi căng thẳng địa chính trị tiếp diễn ở Trung Đông và Đông Âu, nhưng mức tăng bị hạn chế do các nhà đầu tư giảm kỳ vọng về việc hạ lãi suất của Fed.
Giá dầu thô biến động nhẹ trong phiên giao dịch ngày 12/2 vì lo ngại về lãi suất và nhu cầu toàn cầu khiến thị trường chững lại, sau khi giá tăng khoảng 6% trong tuần trước nhờ lo ngại căng thẳng ở Trung Đông có thể gây ra vấn đề về nguồn cung.
Ông Đoàn Tiến Quyết - chuyên gia cao cấp của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) đã chia sẻ với phóng viên TTXVN về các giải pháp để đảm bảo nguồn cung ổn định cho thị trường trong nước trước các biến động.
Giá dầu thô tăng trong phiên giao dịch ngày 9/2 và tăng khoảng 6% trong tuần qua, vì lo ngại về nguồn cung từ Trung Đông và do tình trạng ngừng hoạt động thắt chặt thị trường sản phẩm lọc dầu.
Giá dầu thô đã tăng mạnh trong phiên giao dịch ngày 8/2 vì lo ngại về một cuộc xung đột mở rộng ở Trung Đông sau khi Israel từ chối lời đề nghị ngừng bắn từ Hamas.
Lãnh đạo một doanh nghiệp đầu mối phân phối xăng dầu phía Nam dự báo giá xăng dự kiến giảm 800-1.000 đồng/lít, dầu diesel dự báo giảm nhẹ hơn khoảng 400-500 đồng/lít.
Giá dầu thô đã tăng hơn 1 USD/thùng vào phiên ngày 6/2 sau khi Bộ Năng lượng Mỹ cho biết sản lượng dầu thô sẽ tăng ít hơn dự báo nhưng sau đó giảm nhẹ do thảo luận về khả năng ngừng bắn trong cuộc chiến tại Gaza.
Giá dầu thô đã tăng khoảng 1 USD/thùng trong phiên giao dịch ngày 5/2 vì lo ngại căng thẳng ở Trung Đông và cuộc tấn công Ukraine đang diễn ra của Nga có thể hạn chế nguồn cung toàn cầu.
Giá dầu thô đã giảm gần 2% trong phiên giao dịch ngày 2/2 và xác lập một tuần giảm giá sau khi dữ liệu việc làm của Mỹ làm suy yếu khả năng hạ lãi suất sắp xảy ra ở nền kinh tế lớn nhất thế giới, điều có thể làm giảm nhu cầu dầu thô.