|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá xăng tăng 500 đồng/lít sau 3 đợt giảm liên tiếp

14:53 | 22/05/2023
Chia sẻ
Ở kỳ điều chỉnh ngày 22/5, giá xăng tiếp tục tăng 357-499 đồng/lít, lên 20.488 đồng/lít với RON92 và 21.499 đồng/lít với RON95.

Chiều 22/5, Liên Bộ Công Thương - Tài chính điều hành giá xăng dầu. Theo đó, sau khi thực hiện việc trích lập và chi sử dụng quỹ Bình ổn, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau:

Xăng/dầu

Thay đổi

Giá không cao hơn

Xăng RON95-III

 + 499 đồng/lít

 21.499 đồng/lít

Xăng E5RON92

 + 357 đồng/lít

  20.488 đồng/lít

Dầu diesel 0.05S

 + 301 đồng/lít

 17.954 đồng/lít

Dầu hỏa

 - 3 đồng/lít

17.969 đồng/lít

Dầu mazut 180CST 3.5S

 + 296 đồng/kg

15.158 đồng/kg

Mức giá này có hiệu lực từ 15h00 ngày 22/5/2023. Tính từ đầu năm 2023 đến nay, giá xăng đã có 15 đợt điều chỉnh, trong đó có 8 đợt tăng, 6 đợt giảm và một đợt giữ nguyên.

(Số liệu: Bộ Công Thương, Biểu đồ: Hoàng Anh)     

Ở kỳ điều hành lần này, Liên Bộ Công Thương - Tài chính thực hiện trích lập Quỹ BOG đối với mặt hàng như sau: 

                                            TRÍCH LẬP QUỸ BÌNH ỔN GIÁ XĂNG DẦU

Xăng/dầu

Kỳ trước (11/5)

Kỳ này (22/5)

Xăng E5RON92

 300 đồng/lít

 300 đồng/lít

Xăng RON95-III

 300 đồng/lít

 300 đồng/lít

Dầu diesel 0.05S

 300 đồng/lít

 300 đồng/lít

Dầu hỏa

 300 đồng/lít

 300 đồng/lít

Dầu mazut 180CST 3.5S

 300 đồng/kg

 300 đồng/kg

Theo báo cáo của Vụ Dầu khí và Than (Bộ Công Thương) 4 tháng đầu năm, nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn sản xuất hơn 2,2 triệu tấn xăng dầu các loại, chiếm tới 35-40% tổng nguồn cung xăng dầu. 

Tính đến giữa tháng 5, tình hình hoạt động của các nhà máy vẫn ổn định. Trong tháng 6 và quý III, quý IV, Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn dự kiến vận hành sản xuất như sản lượng đã đăng ký với Bộ Công Thương.  

4 tháng đầu năm, nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn sản xuất hơn 2,2 triệu tấn xăng dầu. (Ảnh: Hoàng Anh)

Ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn là liên doanh giữa PVN, Kuwait và nhà đầu tư Nhật Bản. Phía doanh nghiệp Việt Nam chỉ góp vốn 25,1%, do vậy tiếng nói cũng chỉ có mức độ. Hiện chủ sở hữu là Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. 

Phía Bộ Công Thương là cơ quan quản lý ngành trong lĩnh vực dầu khí, do đó cần xác định việc giải quyết trong nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn là vấn đề nội tại của nhà máy này. Chính phủ, bộ, ngành hoặc bất cứ cơ quan quản lý nhà nước nào cũng chỉ tham gia theo đúng các thoả thuận của các bên đã có cam kết. Đây cũng là điểm khó trong vấn đề xử lý.

“Điểm khó khăn nhất là nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn chiếm 35-40% thị phần, nhưng thường xuyên không ổn định, trong khi chúng ta phải ưu tiên sử dụng sản phẩm của nhà máy này.  Đồng thời trong quá trình hoạt động mỗi một năm, nhà máy có ít nhất 30-45 ngày bảo dưỡng, chưa kể các trục trặc về kỹ thuật. 

Suốt mấy năm, từ khi bắt đầu đưa vào sản xuất thường xuyên có tình trạng như vậy. Mỗi lần trục trặc, bản thân chúng tôi cũng mất ăn mất ngủ. Tôi nghĩ rằng nhà máy sẽ còn trục trặc nữa. Bộ Công Thương rất bám sát nhà máy này, xem hàng ngày, hàng giờ có gặp vấn đề gì không”, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhận định. 

Thứ trưởng Bộ Công Thương cho rằng giải pháp lúc này là cần có phương án dự phòng nếu nhà máy tiếp tục bị trục trặc, làm thế nào để các đầu mối khác kịp nhập khẩu, nhất là trong bối cảnh địa chính trị có nhiều bất ổn, giá cả thất thường.

Hoàng Anh