Giá xăng dầu tuần tới: Sẽ đi về đâu khi căng thẳng Mỹ - Iran không có dấu hiệu dừng lại
Xem thêm: Giá xăng dầu hôm nay ngày 13/01
Ngày thứ Sáu đầu tiên của năm 2020 (3/1), giá dầu thô WTI đạt 64 USD/thùng, mức cao nhất 8 tháng. Tuy nhiên khi phiên giao dịch thứ Sáu tuần này (10/1) kết thúc, con số này đạt mức lỗ hàng tuần lớn nhất 6 tháng, theo Investing.com.
Trong vòng một tuần, thị trường rúng động bởi cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Iran, khiến giá dầu xóa sạch khoản lợi nhuận tạo ra trong tuần đầu tiên.
Nguồn cung các sản phẩm thô và nhiên liệu tăng lên đến mức không ngờ, càng khiến giá dầu lạm phát.
Giải pháp duy nhất để giữ vững thị trường lúc này là việc OPEC cắt giảm sản lượng và thỏa thuận thương mại giai đoạn một giữa Mỹ - Trung Quốc dự kiến sẽ được kí kết tại Nhà Trắng trong tuần tới.
Tuy nhiên, ngay cả khi OPEC cam kết giảm sản lượng sâu như những gì đã đề xuất, phía Nga có thể không ''mặn mà'' ở lại OPEC+ khi dính vào sự thao túng thị trường do Arab Saudi và các đồng minh khác cáo buộc.
Thỏa thuận giai đoạn một Mỹ - Trung cũng đáng lo ngại khi hai nước không hề đưa ra bất kì thông tin cụ thể nào về những cam kết. Nội dung của thỏa thuận có thể bao gồm việc Trung Quốc sẽ mua bao nhiêu dầu thô của Mỹ trong năm nay.
Giá dầu sẽ đi về đâu?
Hầu hết chuyên gia phân tích đặt cược giá dầu thô của Mỹ sẽ vượt ngưỡng 60 USD/thùng nhưng giá dầu WTI giao dịch trong phạm vi thấp hơn mức đó. Tương tự, giá dầu Brent ở mức thấp nhất một tháng, dưới 65 USD/thùng vào thứ Sáu (10/1).
Xung đột Mỹ - Iran có thể tiếp tục kéo dài nhưng lo ngại rằng nguồn cung dầu dư thừa trên thị trường có thể bù đắp những tổn thất trong thời điểm hiện tại.
Giá dầu WTI giảm 6,4% trong tuần này, mức giảm lớn nhất kể từ tuần kết thúc vào ngày 30/6. Giá dầu Brent giảm 5,3%.
Giá dầu đã chịu áp lực kể từ thứ Tư (8/1) sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump kiềm chế phản ứng trước các cuộc tấn công bằng tên lửa của Tehran vào các căn cứ không quân của Mỹ - Iraq.
Trước đó, giá dầu thô tăng mạnh với dầu WTI vượt mức cao nhất trong tháng 4, đạt 65,65 USD/thùng và dầu Brent tăng lên mức cao nhất 4 tháng 71,28 USD/thùng trong bối cảnh lo ngại về cuộc chiến toàn diện giữa Mỹ và Iran.
Ngay cả các phương tiện truyền thông Bắc Kinh hôm thứ Năm (9/1) xác nhận rằng việc Trung Quốc sẽ kí thỏa thuận thương mại giai đoạn một vào tuần tới cũng không thể kìm hãm giá dầu.
Mỹ đã đưa ra các biện pháp trừng phạt khắc nghiệt hơn đối với Iran vào ngày 10/1, nhắm vào ngành công nghiệp kim loại trị giá hàng tỉ USD của Cộng hòa Hồi giáo này như một phần chiến dịch của Nhà Trắng nhằm mục đích làm tê liệt tham vọng của Tehran.
Chỉ huy Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran cũng tuyên bố sẽ có các biện pháp trả đũa gay gắt hơn đối với Mỹ sau cuộc đột kích vào các căn cứ không quân mà không sát hại bất kì quân nhân Mỹ nào.
Trong khi các cuộc đình công của Mỹ không ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và vận chuyển dầu thô, các thương nhân xác định một yếu tố rủi ro cao hơn tới thị trường khi lo ngại rằng Teheran sẽ có biện pháp trả đũa.
Cả Iran và Iraq đều là thành viên của OPEC, cùng với Arab Saudi, chiếm khoảng 40% sản lượng dầu thế giới. Ngày 8/1, các tàu chở dầu thô phải vận chuyển tránh khu vực eo biển Hormuz quanh Iran để có thể đảm bảo an toàn, các thương nhân cho biết.
Cùng với đó, sự gia tăng trong hàng tồn kho dầu thô và nhiên liệu của Mỹ cũng là nhân tố đáng lo ngại.
Cơ quan Quản lí Thông tin Năng lượng Mỹ cho biết các kho dự trữ dầu thô tăng 1,2 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 3/1 so với kì vọng giảm 3,6 triệu thùng.
Dự trữ xăng tăng vọt 9,1 triệu thùng so với kỳ vọng tăng 2,7 triệu thùng. Các kho dự trữ xăng chưng cất tăng 5,3 triệu thùng so với dự báo tăng 3,9 triệu thùng.