Giá xăng dầu tuần tới: Mexico nắm giữ khả năng thành công của thỏa thuận cắt giảm 10 triệu thùng/ngày
Đầu phiên thứ Sáu (10/4), giá dầu tăng mạnh 12%, sau đó giảm 9% mặc dù liên minh OPEC + đã đồng ý giảm sản lượng 10 triệu thùng/ngày cho đến tháng 6, lượng cắt giảm chỉ bằng 1/3 so với nhu cầu ước tính bị mất do đại dịch virus corona.
Giá dầu WTI giảm 2,33 USD, tương đương 9%, xuống 22,76 USD/tấn sau khi ở mức 28,33 USD/tấn. Tính chung cả tuần, giá dầu WTI giảm gần 20%.
Giá dầu Brent kết thúc phiên ở mức 31,48 USD/tấn, giảm 1,36 USD, tương đương 4,1%. Trước đó, giá dầu từng đạt 36,38 USD/tấn. Ghi nhận mức giảm hàng tuần gần 8%.
Tính đến ngày hôm nay (12/4), Mexico vẫn chưa có động thái đồng ý với hạn ngạch cắt giảm sản lượng mà OPEC+ đề nghị.
Trong đề xuất đầu tiên được công bố hôm thứ Năm (9/4), OPEC + đặt mục tiêu cắt giảm 10 triệu thùng/ngày cho đến hết tháng 6, sau đó là 8 triệu thùng/ngày cho đến cuối năm và 6 triệu thùng/ngày trong 16 tháng bắt đầu từ năm 2021.
Saudi và Nga sẽ cắt giảm lần lượt 3,3 triệu thùng/ngày và 2 triệu thùng/ngày và hạn ngạch còn lại sẽ do 21 quốc gia khác trong liên minh đảm nhiệm.
Trong thỏa thuận thứ hai được Tổng thống Trump công bố hôm thứ Sáu (10/4), Mexico và Mỹ sẽ lãnh đạo các nhà sản xuất dầu toàn cầu khác trong G20 để cắt giảm 400.000 thùng/ngày.
Toàn bộ thỏa thuận của OPEC + dường như đi vào bế tắc khi Mexico chỉ đồng ý cắt giảm 100.000 thùng/ngày, 1/4 trong số hạn ngạch được yêu cầu.
Cũng có thể hiểu cho vị thế của Mexico khi Arab Saudi và Nga, hai nhà sản xuất dầu quá mức này, lại có thể phân chia hạn ngạch cho một quốc gia có sản lượng giảm dần trong 15 năm qua như vậy.
Trong một diễn biến bất ngờ, Tổng thống Trump đề nghị bù vào phần cắt giảm của Mexico với mức giảm 250.000 - 300.000 thùng/ngày.
Tuy nhiên, ông không hề đề cập đến việc cắt giảm 250.000 - 300.000 thùng/ngày mà Mỹ gánh vác sẽ đến từ đâu. Có thể ông đã thuận tiện gộp vào lí do rằng sản lượng dầu của Mỹ sẽ giảm 2 - 3 triệu thùng/ngày thông qua việc cắt giảm chi tiêu vốn sắp tới và giảm số lượng giàn khoan.
Trong phiên thứ Sáu (10/4), giá dầu Brent giao tháng 6 được giao dịch với mức chiết khấu gần 9 USD/thùng. Mức lãi lớn như vậy thúc đẩy các nhà giao dịch mua dầu thô ngay lập tức và dự trữ trong kho.
Tuy nhiên, trong khi việc đó có thể sinh lợi cho cá nhân, với lượng dự trữ trên toàn cầu lớn như vậy sẽ chỉ làm giá giao ngay giảm hơn nữa và thị trường thêm áp lực.
Hiện có khoảng 700 triệu thùng dầu thô dự trữ trên đất liền và trên biển, vì vậy chỉ còn 30 ngày nữa nếu không có sự cắt giảm kịp thời.