|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá xăng dầu tuần tới: Khả năng tăng mạnh nhờ những thông tin tích cực từ OPEC

21:22 | 08/12/2019
Chia sẻ
Sau ngày 6/12, Arab Saudi đưa ra mức cắt giảm bổ sung 500.000 thùng/ngày, nâng tổng mức cắt giảm 1,7 triệu thùng/ngày mà Nga và các thành viên đồng minh còn lại trong OPEC đều đồng ý, giúp giá dầu thô đạt mức tăng cao nhất kể từ tháng 6.
LYNXNPEB8N0NS_L

Nguồn: Reuters

Giá dầu ghi nhận mức tăng mạnh trong tuần kết thúc ngày 6/12 với giá dầu WTI giao tháng 1/2020 tăng 7,3 % và giá dầu Brent giao tháng tháng 2/2020 tăng 3,14%, theo Tân Hoa Xã.

Kết thúc tuần giao dịch, giá dầu WTI ở mức 59,2 USD/thùng trong khi giá dầu thô Brent đạt 64,39 USD/thùng.

Cả dầu WTI và Brent đều đạt mức cao nhất kể từ tháng 6, được thúc đẩy bởi cam kết cắt giảm nguồn cung bổ sung bởi các nhà sản xuất dầu lớn trên thế giới cũng như dữ liệu sản xuất mạnh mẽ của Trung Quốc và sụt giảm trong kho dự trữ của Mỹ.

Giá dầu tiếp tục tăng trong tuần, ngoại trừ hôm 3/12 khi các thương nhân chờ đợi động thái cắt giảm sản lượng từ các nước OPEC.

OPEC đã họp vào hôm 5/12 tại Vienna, sau đó là một cuộc họp vào thứ Sáu (6/12) với các đồng minh, qua đó đã đồng ý việc cắt giảm sản lượng thêm 500.000 thùng/ngày, nâng tổng số lượng cắt giảm lên 1,7 triệu thùng/ngày.

Điều chỉnh bổ sung này sẽ có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2020 và các quốc gia bắt buộc phải tuân thủ đầy đủ các thỏa thuận. OPEC, Nga và các nhà sản xuất khác đã hạn chế phần lớn sản lượng dầu kể từ năm 2017 để giúp giá dầu tăng.

Đặc biệt vào thứ Tư (4/12), giá dầu tiếp tục đà tăng khi báo cáo của Cơ quan Thông tin Năng Lượng (EIA) cho thấy sự sụt giảm đáng kể trong kho dự trữ dầu thô của Mỹ. Lượng dự trữ dầu thô của Mỹ giảm 4,856 triệu thùng so với tuần trước, nhiều hơn mức giảm dự kiến của là 1,734 triệu thùng, cho thấy nhu cầu lớn hơn và giá dầu thô tăng.

Hàng năm, mức tăng của dầu WTI chỉ hơn 30%. Trong khi đó, lợi nhuận của dầu Brent chỉ dưới 20%.

Liệu năm 2020 sẽ chứng kiến giá dầu tăng mạnh trước những cam kết OPEC và các đồng minh?

Đó là một câu hỏi lớn bởi vì trong tương lai, việc cắt giảm sản lượng mới mà OPEC hứa hẹn với thị trường sẽ không thể thực hiện được nếu không có sự kỉ luật nghiêm ngặt đối với các thành viên vi phạm cam kết như Iraq và Nigeria, thậm chí cả Nga.

Ngoài ra, Nga nhận được sự thông qua từ OPEC + trong việc sản xuất bổ sung khí ngưng tụ, cho phép Moscow cung cấp nhiều hơn mà điều này không hề nằm trong thỏa thuận mới, đây là lần đầu tiên xảy ra trường hợp này.

Bản thân Bộ trưởng Dầu mỏ Iraq Thamir al-Ghadhban thừa nhận ngày 4/12 rằng nước này có thể bị mắc kẹt trong sản lượng 5 triệu thùng/ngày so với cam kết 4,51 triệu. Nhưng ông Baghdad bày tỏ sẽ cố gắng tuân thủ hạn ngạch như đã thỏa thuận.

Thỏa thuận sản xuất mới do Hoàng tử Arab Saudi Abdulaziz công bố cũng có thể phản tác dụng với OPEC nếu giá dầu thô tăng cao khiến sản lượng từ các nhà sản xuất nằm ngoài OPEC ngày càng gia tăng.

Giá cao hơn sẽ thúc đẩy cạnh tranh nhiều hơn. Dù số lượng giàn khoan của Mỹ đã bị hạn chế một thời gian nhưng đồng thời, sự tăng trưởng của Brazil và các nước khác đang cố cạnh tranh để giành thêm thị phần.

Sản lượng dầu của Mỹ đạt mức cao kỉ lục 12,9 triệu thùng/ngày trong những tuần gần đây, theo ước tính của EIA, đưa Mỹ lên vị trí hàng đầu trong sản xuất thế giới. 

Tuy nhiên số lượng giàn khoan dầu hàng tuần của Mỹ được công bố bởi công ty công nghiệp Baker Hughes cho thấy sự sụt giảm đáng kinh ngạc trong hoạt động khai thác - một dấu hiệu cho thấy hiệu quả đáng kinh ngạc trong sản xuất dầu đá phiến.

Linh Giang