|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá vàng hôm nay 9/8: Ổn định, giao dịch quanh mốc 67,3 triệu đồng/lượng

07:15 | 09/08/2023
Chia sẻ
Giá vàng hôm nay tại thị trường trong nước không ghi nhận thay đổi mới. Trên thị trường thế giới, giá vàng tăng nhẹ sau khi giảm xuống mức thấp nhất một tháng vào phiên trước vì đồng USD tăng.

Giá vàng SJC tại các hệ thống vào lúc 8h50 sáng nay

Xem thêm: Giá vàng hôm nay 10/8

Giá vàng trong nước ngày 9/8 đi ngang tại hệ thống PNJ và Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn cho cả giá mua lẫn giá bán. 

Tương tự, doanh nghiệp Phú Quý và Tập đoàn Doji giữ nguyên giá vàng SJC cho cả hai chiều giao dịch so với cuối phiên ngày hôm qua. 

Hiện tại, giá trần mua vào của vàng SJC đạt mốc 66,75 triệu đồng/lượng và giá trần bán ra có ngưỡng 67,35 triệu đồng/lượng.

Các loại vàng nữ trang khác trong sáng nay giảm. Theo đó, giá vàng 24K giảm 50.000 đồng/lượng, vàng tây 18K và vàng 14K cùng giảm 30.000 đồng/lượng cho cả hai chiều mua - bán.

Giá vàng SJC

Ngày 9/8/2023

Thay đổi (nghìn đồng/lượng)

Mua vào

(triệu đồng/lượng)

Bán ra

(triệu đồng/lượng)

Mua vào

Bán ra

Vàng miếng

SJC chi nhánh Hà Nội

66,70

67,32

-

-

SJC chi nhánh Sài Gòn

66,70

67,30

-

-

Tập đoàn Doji

66,60

67,35

-

-

Tập đoàn Phú Quý

66,45

67,05

-

-

PNJ chi nhánh Hà Nội

66,75

67,30

-

-

PNJ chi nhánh Sài Gòn

66,75

67,30

-

-

Vàng nữ trang

99,99% (vàng 24K)

55,75

56,55

-50

-50

75% (vàng 18K)

40,57

42,57

-30

-30

58,3% (vàng 14K)

31,12

33,12

-30

-30

Vàng SJC tại một số hệ thống cửa hàng được khảo sát vào lúc 8h50. (Tổng hợp: Thanh Hạ)

Ảnh minh họa: Thanh Hạ. 

Giá vàng thế giới phục hồi nhẹ

Trong phiên giao dịch sáng ngày 9/8, giá vàng giao ngay tăng 0,03% lên 1.925,6 USD/ounce vào lúc 7h45 (giờ Việt Nam), theo Kitco. Giá vàng giao tháng 12 cũng tăng 0,01% lên 1.960,1 USD. 

Giá vàng giảm xuống thấp nhất một tháng trong phiên giao dịch ngày thứ Ba (8/8) vì đồng USD tăng sau khi dữ liệu thương mại của Trung Quốc cho kết quả yếu hơn kỳ vọng, trong khi các nhà đầu tư thận trọng trước khi dữ liệu lạm phát Mỹ được công bố trong tuần này cũng làm giảm khẩu vị đối với vàng. 

“Dữ liệu thương mại yếu kém của Trung Quốc đã làm giảm khẩu vị rủi ro nói chung. Nơi trú ẩn được lựa chọn ngày nay là đồng bạc xanh, và điều này đã gây áp lực lên kim loại quý", chuyên gia thị trường của FXCM, Russell Shor cho biết.

Đồng USD tăng so với các đồng tiền khác nhưng đà giảm của vàng - tài sản được định giá bằng USD - đã được kìm hãm bởi sự sụt giảm từ mức cao nhất vào tháng 11/2022 của lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ.

Ông Ole Hansen, trưởng bộ phận chiến lược hàng hóa của Saxo Bank, cho hay giá vàng vẫn chịu áp lực do lợi suất trái phiếu Mỹ tăng gần đây và sau khi bà Bowman của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cho biết có thể cần tăng thêm lãi suất.

Thống đốc Fed Michelle Bowman hôm 7/8 đã đề cập tới nhu cầu tăng lãi suất bổ sung để giảm lạm phát xuống mục tiêu 2% của ngân hàng trung ương, trong khi Chủ tịch Fed tại New York John C. Williams dự đoán rằng lãi suất có thể bắt đầu giảm vào năm tới.

"Câu hỏi khó trong tuần này là kết quả lạm phát của Mỹ", ông Clifford Bennett, nhà kinh tế trưởng tại ACY Securities, nhận định. 

Báo cáo CPI cho kết quả lớn hơn dự kiến ​​vào thứ Năm (10/8) có thể làm tăng khả năng về một đợt tăng lãi suất khác vào tháng 9.

“Thị trường đã biết lạm phát toàn phần đang có xu hướng thấp hơn, nhưng bất kỳ sự vững chắc nào trong dữ liệu đều có thể là chất xúc tác giảm giá mới cho vàng trong ngắn hạn”, ông Bennett nói thêm.

Lãi suất cao hơn có xu hướng làm tăng lợi suất trái phiếu, dẫn tới chi phí cơ hội của việc nắm giữ vàng cao hơn.

Phản ánh tâm lý của nhà đầu tư, lượng nắm giữ của quỹ ETF vàng lớn nhất thế giới, SPDR Gold Trust, đã giảm xuống mức thấp nhất trong 5 tháng vào thứ Hai (7/8).

Trên các thị trường kim loại quý khác, giá bạc giảm 0,9% xuống 22,95 USD/ounce, giá bạch kim giảm 1,5% xuống 905,78 USD, trong khi giá palladium giảm 2,3% xuống 1.211,96 USD. 

Tố Tố