|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá vàng hôm nay 2/7: Vàng SJC tăng nhẹ 30.000 - 50.000 đồng/lượng

06:14 | 02/07/2022
Chia sẻ
Giá vàng hôm nay điều chỉnh tăng theo xu hướng thế giới sau khi giảm vào phiên trước, vì đồng USD mạnh và triển vọng lãi suất cao hơn làm giảm nhu cầu đối với tài sản an toàn. Trong khi việc Ấn Độ tăng thuế nhập khẩu đối với vàng cũng tác động tiêu cực tới triển vọng nhu cầu.

Giá vàng SJC tại các hệ thống vào lúc 8h40 sáng nay

Giá vàng trong nước hôm nay ngày 2/7 vừa đi ngang vừa tăng nhẹ tại các hệ thống cửa hàng được khảo sát vào lúc 8h40.

Cụ thể, Tập đoàn Doji điều chỉnh giá vàng SJC đứng yên (mua vào) và tăng 30.000 đồng/lượng (bán ra).

Cùng lúc đó, giá mua và giá bán cùng tăng 50.000 đồng/lượng tại Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn.

Hiện, giá trần mua vào của vàng miếng SJC ở mốc 68,20 triệu đồng/lượng và giá trần bán ra của vàng miếng SJC ở mốc 68,82 triệu đồng/lượng.

Vàng nữ trang SJC trong sáng nay, giá vàng 24K, vàng nữ trang SJC loại 18K và loại 14K đồng loạt đứng yên ở cả hai chiều mua vào và bán ra.

Giá vàng SJC

Ngày 2/7/2022

Thay đổi (nghìn đồng/lượng)

Mua vào

(triệu đồng/lượng)

Bán ra

(triệu đồng/lượng)

Mua vào

Bán ra

Vàng miếng

SJC chi nhánh Hà Nội

68,20

68,82

+50

+50

SJC chi nhánh Sài Gòn

68,20

68,80

+50

+50

Tập đoàn Doji

68,10

68,70

-

-

Tập đoàn Phú Quý

68,15

68,75

-

+30

PNJ chi nhánh Hà Nội

68,10

68,70

-

-

PNJ chi nhánh Sài Gòn

68,10

68,70

-

-

Vàng nữ trang

99,99% (vàng 24K)

53,10

53,80

-

-

75% (vàng 18K)

38,50

40,50

-

-

58,3% (vàng 14K)

29,52

31,52

-

-

Vàng SJC tại một số hệ thống cửa hàng được khảo sát vào lúc 8h40. (Tổng hợp: Thanh Hạ)

 Ảnh: Thanh Hạ

Giá vàng thế giới tăng nhẹ quanh mốc 1.810 USD/ounce

Trong phiên giao dịch sáng ngày 2/7, giá vàng giao ngay ổn định ở 1.813 USD/ounce vào lúc 6h18 (giờ Việt Nam), theo Kitco. Trong khi giá vàng giao tháng 8 tăng 0,31% lên 1.812,9 USD.

Giá vàng đã giảm trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu (1/7), vì đồng USD mạnh và triển vọng lãi suất cao hơn làm giảm nhu cầu đối với tài sản an toàn. Trong phiên có thời điểm giá giảm xuống dưới ngưỡng 1.800 USD/ounce. 

Ông Chris Gaffney của Ngân hàng TIAA cho biết đồng USD là nhân tố lớn nhất gây áp lực lên vàng, với bức tranh lớn hơn là lãi suất tăng.

Các nhà đầu tư dường như cũng thích sự an toàn của đồng USD hơn, trong bối cảnh lo ngại suy thoái ngày càng gia tăng, với mức tăng của đồng bạc xanh khiến vàng đắt hơn đối với người mua ở nước ngoài.

Tại thời điểm khảo sát, chỉ số USD Index, thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với các đồng tiền đối thủ trong rổ tiền tệ, tăng 0,4% lên 104,88.

Chính sách tiền tệ cứng rắn của các ngân hàng trung ương hàng đầu thế giới đã đẩy vàng, tài sản vốn không sinh lời, đến quý tồi tệ nhất trong hơn một năm qua.

Trong khi đó, Ấn Độ, nước tiêu thụ vàng lớn thứ hai trên thế giới, đã tăng thuế nhập khẩu cơ bản đối với vàng từ 7,5% lên 12,5% nhằm giảm thâm hụt thương mại, theo Reuters.

Theo ông Ajay Kedia, giám đốc Kedia Commodities ở Mumbai, điều này sẽ ngay lập tức ảnh hưởng đến nhu cầu, mặc dù quý III thường ghi nhận ​​lượng mua vàng vật chất mạnh mẽ nhờ các lễ hội.

Các đại lý vàng vật chất ở Ấn Độ đã giảm giá mạnh trong tuần này do nhu cầu vẫn yếu, với việc tăng thuế có thể sự sụt giảm trở nên tồi tệ hơn.

Một số khách hàng bán lẻ của Mỹ cũng đang “thắt lưng buộc bụng” vì lo ngại về triển vọng tăng trưởng và lạm phát chung, ông Gaffney của TIAA Bank cho biết thêm.

Lạm phát tại khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đạt mức cao kỷ lục khác trong tháng 6, củng cố trường hợp tăng lãi suất nhanh chóng của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) bắt đầu từ tháng này.

Tại Mỹ, lĩnh vực sản xuất của nền kinh tế hàng đầu thế giới ghi nhận ​​mức tăng trưởng yếu hơn dự kiến ​​trong tháng 6.

Hôm 1/7, Viện Quản lý Cung ứng (ISM) Mỹ cho biết chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của họ đã giảm xuống còn 53%, giảm so với mức 56,1 của tháng 5. Kết quả này thấp hơn kỳ vọng các nhà kinh tế đưa ra trước đó là chỉ số giảm còn 54,6%.

Báo cáo cũng cho biết đây là chỉ số PMI thấp nhất kể từ tháng 6/2020.  

“Hoạt động sản xuất của Mỹ tiếp tục được tiếp thêm năng lượng - mặc dù ít hơn vào tháng 6 - do nhu cầu bị kìm hãm bởi các ràng buộc của chuỗi cung ứng", ông Timothy Fiore, Chủ tịch Ủy ban Khảo sát Kinh doanh Sản xuất ISM, cho biết trong báo cáo. 

Trên các thị trường kim loại khác, giá bạc giao ngay giảm 2,4% xuống 19,76 USD và đã giảm khoảng 6,5% trong tuần này. Đây là mức giảm hàng tuần lớn nhất kể từ tháng 1/2022 của bạc.

Giá bạch kim giao ngay giảm 1% xuống 885,01 USD/ounce, đây là lần giảm thứ 4 liên tiếp trong tuần. Trong khi đó, giá palladium tăng 1,2% lên 1.959,73 USD, tăng khoảng 4,5% trong tuần này. 

Tố Tố