Giá vàng hôm nay 22/7: Vàng SJC tăng giảm trái chiều, mức giảm cao nhất 250.000 đồng/lượng cuối tuần
Giá vàng SJC tại các hệ thống vào lúc 8h40 sáng nay
Giá vàng trong nước hôm nay (22/7) điều chỉnh trái chiều tại một số hệ thống kinh doanh.
Theo đó, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn điều chỉnh giá vàng SJC giảm 50.000 đồng/lượng ở chiều mua và tăng 50.000 đồng/lượng ở chiều bán.
Trong khi đó, giá mua giảm 250.000 đồng/lượng và giá bán giảm 100.000 đồng/lượng tại hệ thống PNJ.
Hiện, giá trần mua vào của vàng miếng SJC đạt 66,5 triệu đồng/lượng và giá trần bán ra của vàng miếng SJC là 67,2 triệu đồng/lượng.
Đối với vàng nữ trang SJC, giá vàng 24K giảm 50.000 đồng/lượng, vàng nữ trang SJC loại 18K giảm 40.000 đồng/lượng, và loại 14K giảm 30.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra.
Giá vàng SJC |
Ngày 22/7/2023 |
Thay đổi (nghìn đồng/lượng) |
|||
Mua vào (triệu đồng/lượng) |
Bán ra (triệu đồng/lượng) |
Mua vào |
Bán ra |
||
Vàng miếng |
SJC chi nhánh Hà Nội |
66,40 |
67,12 |
-50 |
+50 |
SJC chi nhánh Sài Gòn |
66,40 |
67,10 |
-50 |
+50 |
|
Tập đoàn Doji |
66,50 |
67,20 |
- |
- |
|
Tập đoàn Phú Quý |
66,45 |
67,05 |
- |
- |
|
PNJ chi nhánh Hà Nội |
66,45 |
67,10 |
-250 |
-100 |
|
PNJ chi nhánh Sài Gòn |
66,45 |
67,10 |
-250 |
-100 |
|
Vàng nữ trang |
99,99% (vàng 24K) |
55,65 |
56,45 |
-50 |
-50 |
75% (vàng 18K) |
40,49 |
42,49 |
-40 |
-40 |
|
58,3% (vàng 14K) |
31,06 |
33,06 |
-30 |
-30 |
Vàng SJC tại một số hệ thống cửa hàng được khảo sát vào lúc 8h40. (Tổng hợp: Thanh Hạ)
Giá vàng thế giới tiếp tục giảm
Giá vàng đã giảm trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu (21/7) vì đồng USD mạnh và các nhà đầu tư thận trọng trước cuộc họp vào tuần tới của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Vàng đã lên cao nhất 2 tháng vào ngày 20/7.
Trong phiên giao dịch sáng ngày 22/7, giá vàng giao ngay ổn định ở 1.960,9 USD/ounce vào lúc 7h00 (giờ Việt Nam), theo Kitco. Giá vàng giao tháng 8 giảm 0,36% xuống 1.963,9 USD.
Đồng USD tăng lên cao nhất trong hơn một tuần sau khi số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần của Mỹ bất ngờ giảm, theo đó khiến vàng trở nên đắt đỏ hơn đối với người mua bằng ngoại tệ khác, theo Reuters.
Tại thời điểm khảo sát, chỉ số USD Index, thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với các đồng tiền đối thủ trong rổ tiền tệ, tăng 0,2% lên 100,795.
Daniel Pavilonis, chiến lược gia thị trường cấp cao tại RJO Futures, cho biết thị trường vàng thường lặng sóng hơn trước quyết định lãi suất và điều đó đang diễn ra.
"Tôi nghĩ rằng lãi suất sẽ mạnh trong tương lai gần. Ngoài ra, vàng đang gặp khó khăn khi vượt lên trên mức 2.000 USD/ounce và chúng ta đang mắc kẹt ngay giữa phạm vi 1.900 - 2.000 USD trong một thời gian khá dài", ông nói thêm.
Hiện tại, tâm điểm của thị trường đang hướng tới cuộc họp chính sách trong hai ngày 25 - 26/7 của Fed. Cùng với đó, là các quyết định lãi suất của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ).
Ngân hàng Trung ương Mỹ được cho là sẽ tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản vào ngày 26/7 và kỳ vọng rằng mức tăng này sẽ là lần tăng cuối cùng đã đẩy vàng lên mức cao nhất trong khoảng hai tháng hôm 20/7 và trong đà xác lập tuần tăng thứ 3 liên tiếp.
Lãi suất của Mỹ cao hơn sẽ làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ tài sản không sinh lãi như vàng.
“Nếu Fed củng cố kỳ vọng của thị trường về việc không tăng lãi suất nữa sau tháng này, điều đó có thể giúp những người đầu cơ giá lên lấy lại mức 2.000 USD”, giám đốc phân tích thị trường của Exinity, Han Tan cho biết.
“Tuy nhiên, nếu Fed dội một gáo nước lạnh vào quan điểm sắp kết thúc lộ trình thắt chặt tiền tệ, điều đó có thể khiến giá vàng giảm và quay trở lại mức giữa 1.900 USD", ông nói thêm.
Trên thị trường các kim loại quý khác, giá bạc giao ngay giảm 0,5% ở mức 24,61 USD/ounce, sau khi đạt mức cao nhất kể từ ngày 11/5 trong phiên trước. Giá bạch kim tăng 1% lên 962,78 USD và giá palladium tăng 1,1% lên 1.291,81 USD.